Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Bác sĩ cho e hỏi , e phát hiện mình bị TĐTK ở tuần 27 , e đã và đang ăn kiêng + tự kiểm soát đường huyết hàng ngày tại nhà bằng máy , e muốn hỏi là sau khi sinh xong , thời gian để TĐTK biến mất là bao lâu ? Vì e lo sau khi sinh xong nếu ăn quá ít cơm + phải kiêng khem thì sẽ bị ít sữa cho bé bú .
Nguyễn Thị Thu
12/06/2019
Bạn Linh thân mến, Cảm ơn bạn đã quan tâm tới dịch vụ của Đệnh viện Đa khoa MEDLATEC,Tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng trong quá trình mang thai, mà nó có thể kéo dài sau khi sinh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai phụ. Hiện tại chưa có tài liệu chính thức nào nói về thời gian cụ thể sau sinh sẽ khỏi đái tháo đường: có trường hợp hết thời kỳ hậu sản hoặc vài tháng hoặc vài năm hoặc chuyển thành đái tháo đường mạn tính. Tuy nhiên bác sỹ sẽ theo dõi đường huyết định kỳ cho bạn sau sinh. Mặt khác sau khi sinh bạn cần chú ý vẫn kiểm soát tốt chế độ ăn uống như sau: - Sau khi sinh rất dễ tăng cân do chế độ ăn nhiều hơn, bởi mọi người nghĩ rằng ăn nhiều để có sữa cho con bú. Với các mẹ bị tiểu đường nên kiểm soát cân nặng của mình, không để cân nặng vượt quá 22 lần chiều cao bình phương. - Không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Cùng với 3 bữa chính, các mẹ nên bổ sung thêm các bữa ăn phụ vào giữa các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Chế độ ăn như vậy sẽ không làm đường huyết tăng cao đột ngột sau khi ăn và không bị hạ đường huyết khi cách xa bữa ăn. - Nên ăn đủ chất đạm, ăn 4 quả trứng/tuần, khoảng 200g cá cho 1 ngày, khoảng 500g rau xanh và quả chín để đảm bảo chất lượng sữa có đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp cho bé phát triển một cách tốt nhất. - Chú ý uống đủ nước: khoảng 2,5l/ngày, uống 6,5 đơn vị sữa/ 1 ngày, giúp cho việc bài tiết sữa được tốt nhất. - Chỉ nên ăn khoảng 25g chất béo tinh chế/ ngày và nên chọn chất béo từ mỡ cá hay dầu thực vật để có đủ các acid béo không no như omega 3, omega 6. - Chế độ ăn cần chú ý đến các thực phẩm cung cấp chất bột đường, nhằm duy trì cân nặng lý tưởng. Các mẹ nên chọn các thực phẩm có chỉ số Gl thấp như là gạo lứt (300 - 350g/ngày), hay khoai củ. Cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa có đường, nước ngọt,... Hiện tại bạn nên duy trì chế độ ăn cũ, tự theo dõi đường huyết và khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ chuyên khoa. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, Bác sỹ Nguyễn Thị Thu.
Nguồn: icnm