Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Bé nhà em 3 tháng 10 ngày tuổi. Bé 5 ngày không đi vệ sinh được, ngày hôm sau bé đi vệ sinh nhiều 4-5 lần/ngày có màu xanh đục và nhầy. Lần gần nhất mới đây có 1 chấm máu đỏ . Không biết bé bị làm sao ạ.?
Dương Thị Thuỷ
23/03/2020
Bạn Quỳnh thân mến! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến iCNM, 1. Với trẻ theo từng độ tuổi sẽ có thói quen đi tiểu tiện và đại tiện là khác nhau. Đại tiện táo ở trẻ là những bất thường trong quá trình tiêu hóa, đi tiêu dưới 2 lần/ tuần, phân bị khô cứng, bé gồng mình, quấy khóc khi đi tiêu... Trước tiên, bạn nên chú ý những vấn đề sau để cải thiện trình trạng táo bón của bé: - Điều chỉnh từ mẹ: Đối với trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, vì thế bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của bản thân cho hợp lý: Bạn nên cung cấp nhiều thực phẩm chứa chất xơ, thực phẩm nhuận tràng có trong rau xanh, hoa quả tươi như: Bông cải, táo, lê, rau cải bắp, chuối, rau mồng tơi, rau dền... tránh táo bón. - Cho bé bú mẹ nhiều lần trong ngày để cung cấp chất dinh dưỡng cũng như cung cấp lượng nước cần thiết trong cơ thể. - Kích thích tăng nhu động ruột: Bạn nên hàng ngày xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, đạp xe ngày 2 - 3 lần sau ăn 30 phút. Với trường hợp tình trạng đại tiện khó của bé không cải thiện, bạn nên đưa cháu thăm khám bác sĩ chuyên khoa nhi để đánh giá toàn diện cho cháu, phát hiện sớm các bệnh lý thực thể (Ví dụ như suy giáp, bất thường cấu trúc tiêu hóa giãn đại tràng bấm sinh...). 2. Tiêu chảy là hiện tượng phân lỏng, đi trên 3 lần/ ngày. Con bạn có biểu hiện đi ngoài 4-5 lần, phân xanh và nhầy là tiêu chảy cấp. Rất nhiều trẻ sau táo bón là tiêu chảy( viêm ruột do phân ứ đọng, vi khuẩn phát triển; hoặc do hội chứng ruột kích thích). Trước tiên nếu tình trạng này hết ngay thì bạn không cần quá lo lắng. Kết hợp bổ sung men vi sinh, kẽm. Nếu phân nhầy nhiều, trẻ đi nhiều lần còn tiếp diễn thì bạn nên xét nghiệm phân để đánh giá và điều trị. 3. Phân có một chẩm máu đỏ, hay máu đỏ tươi theo dây là chảy máu vùng hậu môn- trực tràng hay gặp là nứt kẽ hậu môn. Nếu phân trẻ có nhầy lẫn máu, lượng máu chảy nhiều... thì bạn nên đưa trẻ đi khám để được kết luận nhé. Chúc bạn và gia đình sức khỏe! Bác sĩ Dương Thị Thuỷ.
Nguồn: icnm