Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Chào bác sĩ. Con em là bé trai lúc sinh là 3.160gr. Trong tháng, mỗi lần chuẩn bị ngủ bé giật vài cơn rồi mới ngủ. Đung 2 tháng, e đi khám khoa thần kinh Bv ND 1 thì bsi cho siêu âm xuyên thóp, chuẩn đoán bé bị giãn não thất phải nhẹ 9mm, và nang vùng rãnh nhân đuôi đồi thị trái 14mmx6mm. Bsi bảo theo dõi. Em lo lắng quá. Bệnh này nguyên nhân là do gì và phương pháp điều trị như thế nào? Có để lại di chứng gì sau này không? Em cảm ơn.
Dương Thị Thuỷ
28/03/2020
Bạn Quân thân mến! - Giãn não thất ở tre là hậu quả gây ra do sự mất cân bằng giữa sản xuất và hấp thụ dịch não tủy. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, nhiễm nấm, vi khuẩn lao gây ảnh hưởng dẫn đến bị tắc nghẽn hoặc do bất thường cấu trúc não bộ trong quá trình hình thành các cấu trúc não bộ dẫn đến không lưu thông được (khi hẹp ống não, u não) thì dịch não tủy sẽ bị ứ trệ lại, hậu quả khiến cho thai nhi bị giãn não thất. Não thất giãn quá mức sẽ gây chèn ép lên não bộ, dẫn tới thoái hóa nhu mô não. Giãn não thất có thể xuất hiện từ trong bào thai, khi sinh (bẩm sinh) hoặc cũng có thể xảy ra sau sinh và có nhiều cách xử trí khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Kích thước não thất bên bình thường từ 5- 8mm, chẩn đoán giãn não thất khi kích thước não thất bên > 10 mm, não thất III > 15 mm. - Nang não là một loại bệnh não có dị dạng não. Đây là loại bệnh não bẩm sinh cố định. Nguyên nhân của bệnh có thể do một rối loạn phát triển của não có nguồn gốc di truyền hay một bệnh lý mắc phải thời kỳ bào thai. Nang não thường gặp nhất là nang màng nhện, nang hố sau, nang gian bán cầu...Tùy theo vị trí và kích thước nang não có thể gây triệu chứng lâm sàng ở các mức độ khác nhau thậm chi không có triệu chứng gi mà được phát hiện tình cờ. Việc điều trị dĩ nhiên cũng tùy thuôc vào đặc điểm của nang và hậu quả mà nang não gây ra. Trường hợp của con bạn, nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh nhi khoa để được thăm khám đánh giá. Nếu có biểu hiện co giật( động kinh), tăng áp lực nội sọ sẽ được tư vấn điều trị. Chúc bạn và gia đình sức khỏe! Bác sĩ Dương Thị Thuỷ.
Nguồn: icnm