Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
chào bs! e bầu được 27w2d, qua e có đi xn tiểu đường thai kỳ kq lúc đói 5.6mmol ,sau 1h là 10.5mmol, sau 2h 9.6mmol, HBac1 5.4. Hôm nay e thử tiểu đường bằng máy trước khi ăn sáng 4.2mmol sau ăn sáng 2h 4.3mmol. Buổi trưa sau ăn 1h 5mmol, sau ăn 2h 4.8mmol
Vũ Thanh Tuấn
30/05/2021
Bạn Giang thân mến! Với kết quả nghiệm pháp dung nạp đường huyết bạn cung cấp thì bạn đang có tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Đó là một tình trạng nguy hiểm và có thể gây ra nhiều tai biến trong quá trình mang thai. Với tình trạng trên, bạn cần tuân thủ chặt chẽ các chế độ ăn riêng biệt và chế độ theo dõi sát sao về đường huyết của mình, cụ thể như sau: 1. Mục tiêu kiểm soát đường huyết - Bạn phải được kiểm soát đường huyết tích cực và an toàn trong một khoảng hẹp, để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi. - Đường huyết lúc đói < 5,8 mmo/l, đường huyết 1 giờ sau ăn < 7,8 mmol/l và 2 giờ sau ăn < 7,2 mmol/l. Không nên để mức đường huyết lúc đói thấp < 3,4 mmol/l để tránh hạ đường huyết, điều này có hại cho cả bạn và thai nhi. 2. Dinh dưỡng điều trị - Tổng số năng lượng mỗi ngày dành bạn nạp vào được tính dựa trên cân nặng lý tưởng. Tổng số năng lượng mỗi ngày là 30 Kcal/kg. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo sự tăng trọng cần thiết trong thai kỳ: 0,45kg/mỗi tháng trong quý đầu, 0,2 - 0,35 kg/mỗi tuần trong quý 2 và quý 3 của thai kỳ. - Tổng số năng lượng trong cả ngày nên chia đều cho 3 bữa ăn chính và 3 bữa ăn phụ nhưng không nên ăn quá nhiều carbon hydrat vào bữa sáng. 3. Kiểm tra đường máu định kỳ và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: - Bạn cần đo đường huyết 4- 6 lần/ngày (vào trước bữa ăn, 2h sau ăn và trước khi đi ngủ). Cần liên hệ với bác sỹ ngay khi đường huyết cao hoặc thấp hơn bình thường. Chúc bạn và bé mạnh khoẻ!
Nguồn: medon