Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
chao bsi! be nha chau duoc 2th5 be bi giam tieu cau, va chau trong qtrinh mang thai cung bi giam tieu cau. be duoc dieu tri tai bvien nhi dong 1 gan mot thang. bsi chuan doan be bi giam tieu cau mien dich. sau khi ra vien thi luong ieu cau cua be lai bi giam lai va cung co luc tang mac du be ko uong thuoc. be chi bu sua me hoan toan. va khi chau theo doi. khi be bu sme luong tieu cau be ko tang ma luc nao cung giam. nhung chau cho ket hop uong sua cua me cua ngkac thi luong tieu cau co tang doi chut. chau da theo doi hai ba lan. thi cho chau hoi o truong hop nay. sme co anh huong den tieu cau cua be ko? va chau muon hoi o benh vien co xet nghiem sua me ko ah. chau muon xem sua cua chau co bi nhiem virut lam giam tieu cau cua be hay ko?mong nhan dc cau trl. xin cam on.
Dương Thị Thuỷ
11/10/2020
Bạn Thảo Nguyễn thân mến, - Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu. - Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu bao gồm tăng phá hủy tiểu cầu (liên quan đến hệ thống miễn dịch) và giảm sản xuất tiểu cầu hay “bẫy” tiểu cầu ở lá lách. Giảm tiểu cầu cũng có khi xảy ra do một tình trạng bệnh hoặc rối loạn nào đó, chẳng hạn như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, suy tủy xương (thiếu máu bất sản), nhiễm một số virus hoặc vi khuẩn, yếu tố di truyền, tác dụng phụ của thuốc hoặc do tiếp xúc với hóa chất độc hại. - Ở trẻ em, lý do phổ biến nhất gây giảm tiểu cầu là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Lúc này, hệ thống miễn dịch nhận diện, tấn công nhầm vào các tế bào tiểu cầu và phá hủy chúng. Nếu xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em thường tự giới hạn, một số ít kéo dài hơn 6 tháng thì được xem là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính. - Có những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em, gồm: Nhiễm virus hoặc vi khuẩn như H.pylori hoặc virus sởi gần đây. Rối loạn trong hệ thống miễn dịch Một số thuốc gây giảm lượng tiểu cầu như thuốc kháng sinh, thuốc đều trị co giật Vắc xin (hiếm khi xảy ra). - Hiện nay, chưa có khuyến cáo nào nói về vấn đề ăn sữa mẹ làm giảm tiểu cầu trong bệnh lý này. Cũng như không có xét nghiệm tìm kháng thể kháng tiểu cầu trong sữa mẹ. Bạn vui lòng xin ý kiến trực tiếp của bác sĩ đáng theo dõi điều trị cho con bạn. Chúc bạn và gia đình sức khỏe, Bác sĩ Dương Thị Thuỷ. Mọi chi tiết về dịch vụ cần được hỗ trợ thêm, đặt lịch khám tại bệnh viện hoặc đặt lịch xét nghiệm máu tại nhà, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 (phục vụ 24/24) của MEDLATEC hoặc hotline 0945988588 (trong giờ hành chính), hoặc đặt lịch xét nghiệm tại nhà qua tính năng đặt lịch của ứng dụng iCNM. Hệ thống y tế MEDLATEC:
Nguồn: icnm