Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Chào các anh / chị Bác Sĩ, Tôi có con trai là trẻ TK, rất khó đưa đến BV để thăm khám. Gần đây, cháu bỏ ăn, kém ăn, biểu hiện muốn ăn nhưng lại không ăn được, khiến tôi rất lo lắng. Mong Bác Sĩ tư vấn cho tôi phải làm thế nào ? Có BS đến thăm khám và lấy mẫu xét nghiệm cho cháu tại nhà được không ạ ? Nghe nói rằng có khi trong cơ thể các cháu dư / thiếu chất nào đó khiến gây ra tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, tăng động kém chú ý. Rất mong các BS tư vấn để tôi đi đúng hướng, Chân thành cảm ơn và trông tin hồi đáp, Phương Trần
BS. Ngô Thị Cam
01/11/2015
Kính gửi chị Phương Trần,Tôi rất tiếc về tình trạng của bé nhà chị. Tự kỷ hiện nay về nguyên nhân thì chưa rõ ràng, tuy nhiên những gì mà tôi được biết đó là tình trạng rối loạn phát triển lan tỏa do tổn thương ở não. Tổn thương này rất nhỏ, tổn thương dạng tế bào nên tất cả các phương pháp thăm dò như chụp CT, MRI não đều không phát hiện tổn thương. Não là bộ phận quan trọng của cơ thể, trong não có rất nhiều phần, mỗi phần có nhiệm vụ riêng, nếu vì một lý do nào đó mà tế bào não bị chết đi thì không bao giờ có tế bào não mới để thay. Bé tự kỷ cảm nhận về thế giói bên ngoài rất khó khăn, sai lệch và bé không đủ khả năng diễn đạt về mình. Và khi não bé bị tổn thương phần nào thì sẽ có biểu hiện rối loạn phần đó: ví dụ bé tổn thương phần tế bào não đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ thì bé không nói được, nếu tổn thương 1 phần thì có thể bé sẽ nói nhưng không đúng mục đích. Trong trường hợp bé có tổn thương tế bào não đảm nhiệm chức năng phần vị giác, bé sẽ có biểu hiện rối loạn ăn uống,... Tất cả những biểu hiện của bé đều được giải thích do xuất phát từ tổn thương não. Tôi không biết con chị đã đi khám ở đâu chưa và mức độ như thế nào nhưng tôi có một lời khuyên cho chị với bé bị tự kỷ: Cha mẹ chính là giải pháp, bố mẹ là người gần gũi con nhất, hiểu con nhất, yêu thương con nhất. Hiện tại nếu phần não nào của bé chưa bị tổn thương, chị hãy tập luyện cho con để phần não ấy phát huy khả năng tối đa của nó, hoạt động bù trừ cho phần não bị tổn thương. Tôi được biết đến 1 số phương pháp giúp não con phát triển hơn như Glenn- Doman, Montessori,.... Chị có thể tìm hiểu thêm những phương pháp này, có thể cho con đến những trung tâm can thiệp trong thành phố Hồ Chí Minh. Còn vấn đề xét nghiệm máu cho con chị, chị hãy gọi điện đến 08 38 657 574 hoặc đến trực tiếp 323 Võ Thành Trang phường 11, quận Tân Bình. Đây là số điện thoại, địa của bệnh viện chúng tôi tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Chị có thể kiểm tra cho bé xem có thiếu chất gì hay không (hậu quả của việc rối loạn ăn uống). Chúc chị và gia đình luôn mạnh khỏe. Bác sỹ Ngô Thị Cam
Nguồn: icnm