Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
CHO EM HỎI NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ ĐA ỐI, VÀ NHƯ THẾ NÀO GỌI LÀ DƯ ỐI, EM ĐI KHÁM KHI 3O TUẦN TUỔI THÌ BÁC SĨ GHI LÀ ĐA ỐI, SANG TUẦN 32 THÌ LẠI GHI DƯ ỐI. VẬY DƯ ỐI VÀ ĐA ỐI KHÁC NHAU HAY GIỐNG NHAU VẬY BÁC SỸ
BS Nguyễn Hải Sơn
28/10/2013
Chào bạn Lan!AFI - là ký hiệu chỉ số nước ối. Thông thường, các bác sĩ thường đo chỉ số nước ối như sau: Lấy lỗ rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần, bởi 2 đường dọc ngang. Như vậy đồng thời, chia tử cung ra làm 4 phần. Ở mỗi phần, chọn ra một túi ối sâu nhất, đo chiều dài của nó. Cộng 4 cái lại sẽ ra một con số, đó chính là chỉ số ối (AIF). Việc siêu âm để đo chỉ số nước ối phải được đánh giá ít nhất 2 lần liên tục cách nhau từ 2 - 6 giờ để xác định tình trạng thiểu ối hay thừa nước ối. Căn cứ và bảng sau đây để đánh giá chỉ số nước ối là bình thường hay bất thường. Mức độ AFI (cm) Lưu ý Bình thường 6 - 18cm Thai phụ có thể yên tâm với chỉ số này. Dư ối 12 - 25 Thai phụ có thể yên tâm vì dư ối nằm trong chỉ số này là bình thường. Đa ối (bệnh lý) 25cm Đa ối gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi như mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non, ngôi thai bị đảo lộn bất thường có thể dẫn đến sinh mổ. Ngoài ra, nước ối nhiều cũng gây nên tình trạng đờ tử cung, sản phụ có nguy cơ bị băng huyết sau khi sinh. Thiểu ối Thiểu ối thường đi kèm với nguy cơ cho thai phụ và thai nhi: tăng tỷ lệ sinh mổ, tăng tỷ lệ suy thai và dị tật thai nhi. Vô ối Nếu thiếu ối dẫn đến vô ối có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non. Bạn nên đi siêu âm lại và định kỳ để kiểm tra ối và thai, khám bác sỹ chuyên khoa thường xuyên để được tư vấn cụ thể hơn nữa. Chúc bạn luôn mạnh khỏe. Bs.CKI: Nguyễn Hải Sơn
Nguồn: icnm