Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Con tôi được 6,5 tháng. bị đi ngoài đã 6 ngày. Hôm nay tôi có lấy mẫu phân của cháu để xét nghiêm thì kết quả là loạn khuẩn vừa, vi khuẩn gram âm 30 , gram dương 70. pH phân 5,6 (Kiềm). Hiện tôi cho cháu ăn ngay 3 bữa bột ( đủ 4 nhóm rau, tinh bột, đạm,béo mỗi bữa khoảng 100ml, 300m sưã mẹ vắt để ở nhà, và cho bú mẹ tối + đêm sau khi mẹ đi làm về. Cho tôi hỏi với bệnh của cháu thì tôi cần cho cháu uống thuôc gì? Và điều chỉnh chế độ ăn tn?Cách phòng tránh để không mắc lại bênh này nữa? Mong BS phản hồi sớm ạ! Tôi xin chân thành cảm ơn!
BS Nguyễn Thị Châm
14/08/2015
Kính gửi chị Lan,- Bình thường các loại vi khuẩn này luôn ở thế cân bằng, trẻ sẽ có đường ruột khoẻ mạnh, tiêu hoá hấp thu tốt. Nhưng vì một lý do nào đó như trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, dùng thuốc kéo dài hoặc dùng kháng sinh, khi thay đổi thời tiết… có thể gây nên rối loạn hệ vi khuẩn chí, gọi là loạn khuẩn đường ruột. - Để điều trị loạn khuẩn đường ruột có thể dùng các chế phẩm vi sinh (Probiotic là các vi khuẩn lành tính) như Antibio, Lactomin Plus, Biolactin (liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ),… trong 1 vài tuần bệnh sẽ ổn định. Điều quan trọng là khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, vì thế ngoài cho uống chế phẩm vi sinh thì cần cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. - Chế độ ăn: Từ 6 tháng đến 9 tháng thì ăn ngày 2 - 3 bữa, ít hay nhiều do bé quyết định. Nếu ăn ít thì uống sữa thêm bù lại. Mỗi chén cháo cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, chất xơ và vitamin. Mỗi ngày ăn trái cây, uống nước trái cây, ăn sữa chua, váng sữa, phô-mai thì tùy bé "tròn" hay gầy mà ăn ít hay nhiều. Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Tiếp tục cho bú mẹ bình thường, trong khi đó mẹ cũng phải kiêng ăn đồ ngọt. Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài chọn sữa không có đường lactoza (free lactose). Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng, nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, bí đỏ, cà rốt, chuối tiêu,… nên thay mỡ bằng dầu ăn. Tránh không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu như ngô, đỗ nguyên hạt, thực phẩm nhiều chất xơ. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống nước táo ép, hồng xiêm xay, chuối xay. Chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh ăn uống. Nên cho trẻ ăn thêm 1 cốc sữa chua mỗi ngày. - Phòng tránh loạn khuẩn đường ruột cho trẻ: Để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa, chị cần chú ý đến chế độ ăn hợp lý và đúng giờ, cho trẻ ăn đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, sữa chua. Hạn chế những thức ăn nhiều chất béo, chất đạm cũng như những thức ăn để lâu ngày, dễ ôi thiu. Khi phát hiện bé có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa tránh tự ý dùng kháng sinh, vì kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt khiến bệnh của bé càng nặng thêm. Chị có thể đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vào ngày chủ nhật hàng tuần để được chuyên gia về dinh dưỡng khám và tư vấn đầy đủ hơn. Kính chúc chị và gia đình khỏe mạnh. Bác sỹ Nguyễn Thị Châm
Nguồn: icnm