Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Con tôilà bé trai 27 tháng, đi khám bác sĩ tai mũi họng bác sĩ kết luận viêm va quá phát. Sau 1 đợt điều trị bằng kháng sinh và xông mũi họng Cefa, bsi khám lại có kết luận là đỡ nhiều. Bác sĩ có nội soi lại thì nói mũi còn ít dịch, tiếp tục rửa mũi. Tuy nhiên, con tôi ko bao giờ bị chảy mũi ra ngoài nhưng lúc nào cháu cũnh thở bằng miệng , tiếng ngáy to và có cảm giác như kiểu nghẹt mũi vậy. Kết thúc đợt điều trị, con tôi ho com dài và có đờm, tôi có cho bé uống siro ho posan và ong đờm acemuc 100, bé đỡ ho hơn. Bác sĩ cho tôi hỏi cách khắc phục triệt để cho bé, có nên nạo va cho bé ko? Cho tôi hỏi chi phí nạo va và sau khi nạo có khó khăn gì cho sức khỏe của bé ko? Cám ơn bác sĩ
BS Nguyễn Thị Châm
29/10/2016
Chị Đỗ Vân thân mến,Trong họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có: Amiđan vòi (Amygdale de Gerlach) và Amiđan vòm họng (Amygdale de Luschka). Khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối gọi là sùi vòm họng V.A (Végétations Adenoides), gây cản trở đến việc hít thở không khí. Bình thường khối V.A phát triển đến 6 -7 tuổi thì teo hết, cá biệt có thể thấy ở người trưởng thành. Trường hợp của bé, tôi nghĩ nhiều đến khá năng nguyên nhân do VA. Khi VA bị viêm trẻ sẽ có đờm trong mũi và do cấu trúc mũi hẹp và trẻ không biết cách xì mũi nên đờm có thể ứ đọng gây các biến chứng như biến chứng viêm tai giữa hoặc lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm phổi. VA quá phát thì lại gây ảnh hưởng đến sự hô hấp của trẻ. Trẻ không thở được bằng mũi phải thở bằng miệng dẫn đến hay viêm đường hô hấp dưới. Sự hô hấp không tốt khiến trẻ bị ảnh hưởng tới quá trình phát triển. Trẻ ngủ ngáy, ngủ không ngon giấc, thiếu oxy dẫn tới ảnh hưởng phát triển về trí tuệ. Việc thở bằng miệng liên tục gây nên rối loạn về phát triển khối xương mặt và lồng ngực. Cằm lẹm - mặt dài, miệng há - răng nhô, môi trên bị kéo xếch lên để lộ răng cửa vẩu, môi dưới trề xuống. Sau khi điều trị cho trẻ hết tình trạng viêm, cải thiện sức khỏe, chị nên cho trẻ đi nạo VA. Đây là một phẫu thuật không quá phức tạp, chi phí không lớn. Sau phẫu thuật trẻ bình phục nhanh và tình trạng được cải thiện khá tốt. Chị nên cho cháu tới khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được tư vấn cụ thể. Chúc gia đình chị mạnh khỏe. Bác sỹ Nguyễn Thị Châm
Nguồn: icnm