Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Em 28 tuổi, đã có chồng được gần 15 tháng, có thả bình thường nhưng vẫn chưa có bé. Có đi khám thì có vấn đề là thành phần prolactin hơi cao. Bác sĩ nói thành phần này gây khó rụng trứng, cần uống thuốc điều trị. Kết quả lần đầu ktra của em là 1603 ngày 16/07. Bác sĩ có kê đơn cho em uống, có vitamin, 2 loại kháng sinh và tên thuốc parlodel. Em có uống được khoảng 2 tháng liền và ngừng. Đến 20/10 e có kiểm tra lại thì nó lại lên cao hơn 1838. Em muốn được bác sĩ tư vấn là em uống thuốc điều trị vậy có đúng ko? hay có cách nào khác điều trị giảm nồng độ đó xuống ko? vấn đề ăn uống có phải kiêng gì để tránh ảnh hưởng ko? Rất mong bác sĩ tư vấn cho em cách điều trị sớm ạ. Em cảm ơn nhiều ạ!
BS Nguyen Thanh
19/10/2016
Chị Thi thân mến,Theo các nghiên cứu được công bố thì có khoảng 12% bệnh nhân vô sinh có tăng Prolactin máu. Prolactin máu được chế tiết theo xung. Tăng prolactin máu làm giảm tần số và cường độ chế tiết LH, làm giảm sản xuất progesteron và làm pha hoàng thể ngắn, tất cả điều này đều có thể gây ảnh hưởng đến sự thụ thai, làm tổ và phát triển của thai nên tất cả các bệnh nhân có tăng nồng độ prolactin máu như của chị đều cần được kiểm soát tìm nguyên nhân. Các nguyên nhân gây tăng prolactin máu là: + Tăng prolactin trong giấc ngủ, do thức ăn, theo tuổi, stress... mức độ tăng prolactin thường ít. + Tăng prolactin do dùng thuốc. + Tăng prolactin bệnh lý: . Nhóm bệnh lý không liên quan đến trục hạ đồi-tuyến yên: bệnh giáp trạng, bệnh thận, bệnh gan. . Nhóm bệnh lý liên quan đến trục hạ đồi-tuyến yên: u tuyến yên, hội chứng cushing, u màng não, cường tuyến yên, hay gặp nhất là u tuyến yên. Điều trị tăng prolactin máu phụ thuộc vào nguyên nhân, điều trị nội khoa mang tính chất dò liều, điều trị đến khi tuyến yên ổn định thì ngưng thuốc và theo dõi, đánh giá. Theo tôi: khi kết quả xét nghiệm định lượng prolactin của chị tăng trong lần xét nghiệm đầu 1603 và vẫn tăng cao hơn khi ngưng dùng thuốc 1838 thì chị nên đi khám chuyên khoa nội tiết, tiến hành chụp tuyến yên để xác định nguyên nhân. Nếu sau sàng lọc, chỉ định điều trị nội khoa vẫn được đặt ra thì Bác Sỹ có thể tăng liều lượng thuốc, kéo dài hơn thời gian điều trị hay thay thế thuốc... điều này còn phụ thuộc cả vào kinh nghiệm điều trị lâm sàng. Chúc chị luôn mạnh khỏe và sớm có bé yêu. Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh
Nguồn: icnm