Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Hiện e đang mang thai 29 tuần. Đi siêu âm thì bác sĩ cho biết thai không phát triển do với 2 tuần trước ( tuần 27). Cụ thể là đường kính lưỡng đỉnh không phát triển, nhưng chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi vẫn tăng. RI rốn = 0,64. RI ĐMTC Trái = 0,5. RI ĐMTC Phải = 0,55. Cân nặng = 1208g ( tuần 27= 1070g). Huyết áp 110/70, xét nghiệm nước tiểu và đường huyết bình thường, rau ối bình thường. Mong bác sĩ tư vấn giúp em là thai của em có bị suy dinh dưỡng nặng không và em phải làm thế nào?
BS Nguyễn Hải Sơn
30/06/2014
Chào bạn Minh Phương!- Thai suy dinh dưỡng (SDD) còn được gọi bằng một tên khác là "thai chậm phát triển trong dạ con". Đó là những thai đẻ ra có thể đủ tháng, có thể thiếu tháng, nhưng cân nặng của thai không đạt được mức độ trung bình thấp nhất của các thai ở lứa tuổi thai đó, ví dụ với thai đủ tháng nếu cân nặng dưới 2.500g thì thai đó là SDD. - Nguyên nhân: thai bị SDD có nhiều: Nguyên nhân từ mẹ, do bản thân thai nhi và có khi do bất thường ở các phần phụ của thai như rau thai, dây rốn. + Về phía mẹ: Nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, các bệnh thận, bệnh tim, thiếu máu, tiểu đường, tình trạng ăn uống kém, ăn không đủ no về chất hoặc cả về lượng kéo dài (đói ăn); các bà mẹ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ma túy: các bà mẹ lao động quá sức, luôn phải sống trong tình trạng lo âu căng thẳng, sợ hãi đều có thể làm cho thai bị SDD. + Về phía con: Tình trạng chửa nhiều thai (thai đôi, thai ba...), thai bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus ngay khi còn trong bụng mẹ, các thai có dị tật di truyền ở nhiễm sắc thể... cũng có thể làm cho thai phát triển chậm trong dạ con. Về phía các bất thường của phần phụ thai nhi như rau tiền đạo, rau bong non một phần khi có thai, các u máu ở rau, các bất thường về dây rốn như dây rốn bám màng, khuyết tật chỉ có một động mạch rốn đơn độc. Ngoài ra, còn khoảng 20-30% các trường hợp thai SDD không rõ nguyên nhân. Có điều một bà mẹ lần trước có thai đã SDD thì lần có thai sau cũng dễ lặp lại tình trạng đó. Trường hợp của bạn chỉ với kết quả siêu âm như trên cũng chưa đủ cơ sở kết luận thai suy dinh dưỡng. Bạn cần phải cung cấp cho bác sỹ chính xác ngày đầu của kỳ kinh cuối để làm cơ sở tính tuổi thai và so sánh tuổi thai với siêu âm, ngoài ra bạn cần tiếp tục theo dõi, khám thai và siêu âm để đánh giá tình trạng của thai. Bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa sản để được thăm khám. Chúc bạn mạnh khỏe. Bs.CKI: Nguyễn Hải Sơn
Nguồn: icnm