Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thưa bác sĩ, vợ chồng cháu lấy nhau được hơn 1 năm, trong thời gian đó cháu 2 lần có thai nhưng đều bị xảy thai tự nhiên từ rất sớm, khi cháu đi khám nói tình trạng của cháu thì bác sỹ khuyên nên đi kiểm tra xem cơ thể người mẹ có chất gì làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai không, bác sỹ nói là anti gồm các xét nghiệm: acl, cmv, toxoplasma, rubella.Bác sỹ cho cháu hỏi đó là những xét nghiệm gì, cháu thực hiện ở medlatec thì chi phí hết bao nhiêu ạ, cháu xin cảm ơn bác sỹ!
icnm
30/09/2015
Bạn Thủy thân mến, Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu (hoặc sảy thai), nhưng cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu không tìm được nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng thai chết lưu gồm: - Bất thường nhiễm sắc thể đồ: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thai lưu nhiều lần trong 3 tháng đầu thai kỳ (chiếm khoảng 70%) các nguyên nhân. Bất thường nhiễm sắc thể đồ có thể từ phía bố mẹ, cũng có thể từ phía thai nhi. - Thai lưu nhiều lần do suy hoàng thể (nguyên nhân do rối loạn nội tiết tố nữ); - Miễn dịch: hay gặp nhất là hội chứng kháng photpholipd; - Bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi; - Ngoài ra, còn có các yếu tố từ mẹ như: mẹ cao tuổi, mắc các bệnh lý mạn tính (lao phổi, cao huyết áp, suy gan,...), mắc các bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai (CMV, Toxoplasma, Rubella, ...), nghiện rượu, thuốc lá,... hoặc những bất thường về phần phụ (như u xơ tử cung,...). Theo các chuyên gia, để tránh xảy ra những biến chứng sản khoa, trước khi có ý định mang thai lại, vợ chồng bạn nên khám sức khỏe tổng quát, cụ thể như sau: - Danh mục chung cho vợ, chồng: khám sức khỏe tổng quát, sàng lọc các bệnh lý có tính chất di truyền như nhiễm sắc thể đồ, sàng lọc bệnh lý Thalaseminia,… N hiễm sắc đồ: 1.000.000 đồng/ 1 người . - Về phía người vợ: + Xét nghiệm nội tiết (FSH, LH, Prolactin, Estradiol,...) được thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc 3 chu kỳ kinh nguyệt; + Xét nghiệm hội chứng kháng photpholipd; + Xét nghiệm nhóm máu Rh; + Xét nghiệm cơ bản như HBsAg, HIV, Giang mai, Rubella, CMV, Toxoplasma,... + Khám phụ khoa và siêu âm phần phụ. + Hội chứng kháng photpholips (gồm 4 kháng thể: anti-cardiolpin: 500.000 đồng, kháng đông lupus: 700.000 đồng, anti-beta2glycoprotein: 600.000 đồng, antiphotpholips: 500.000 đồng). + Toxoplasma IgG và IgM: 400.000 đồng; + CMV IgM và IgG: 400.000 đồng; + Rubella IgM và IgG: 400.000 đồng. Chúc bạn và gia đình hạnh phúc. Bác sỹ Dương Ngọc Vân
Nguồn: icnm