Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thưa bác sỹ, Hiện cháu nhà tôi 5t,gần đây cháu thường xuyên bị chảy máu cam mặc dù gia đình có bổ xung cho cháu Vitamin C (cam vắt, thuốc Siro C) nhưng chỉ cải thiện chứ không dứt hẳn. Bác sỹ tư vấn cháu nhà tôi có bị vấn đề gì không và xét nghiệm máu những vấn đề gì. Tôi xin cảm ơn
BS Nguyễn Thị Châm
31/08/2015
Kính gửi anh Việt,Câu hỏi của anh cung cấp rất ít thông tin cho bác sĩ. Vì vậy, để cải thiện tình trạng sức khỏe của bé, anh có thể cung cấp tiếp các thông tin sau: bé nặng bao nhiêu? từ khi sinh ra đến giờ có mắc bệnh gì không? có đang uống thuốc gì không? Mũi cháu ngoài chảy máu cam có bị nghẹt, chảy mũi, hắt xì không? Cháu chảy máu cam lúc ngủ hay lúc chạy nhảy chơi đùa ngoài nắng rồi về chảy máu mũi? Trong gia đình có ai mắc bệnh dễ chảy máu khó đông không? Mỗi lần chảy chỉ vài giọt rồi thôi hay chảy kéo dài?,… Tuy nhiên, anh cũng lưu ý dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam: - Chảy máu mũi trong hốc mũi: viêm mũi cấp tính và mạn tính, dị vật mũi, dị hình hốc mũi, chấn thương mũi, các khối u hốc mũi lành hoặc ác tính: có thể có nhưng rất hiếm gặp ở trẻ em. - Chảy máu mũi ngoài hốc mũi: thường gặp do cúm, thương hàn, sốt xuất huyết - đây là những loại bệnh lý cũng hay gặp ở trẻ em. Ngoài ra, còn có thể gặp ở bệnh lý viêm cầu thận cấp hay những trẻ em phải sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh, bệnh máu khó đông, bệnh bạch cầu, xuất huyết giảm tiểu cầu, ... Khi bị chảy máu mũi cần làm gì? Lời khuyên tốt nhất là lúc chảy máu mũi là cho cháu tìm bóng mát ngồi tựa lưng nghỉ ngơi, cúi mặt (không phải ngửa cổ), há miệng thở, lấy ngón tay trỏ đặt vuông góc cùng bên cánh mũi chảy máu ép vào vách ngăn mũi bịt kín nơi chảy máu, giữ như vậy 10 phút. Nếu được thì đắp thêm khăn ướt lên mũi để máu nhanh cầm, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm khuẩn mũi. Tuy nhiên, vì chảy máu mũi có rất nhiều nguyên nhân gây nên, vì vậy, khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi. Do vậy, anh nên đưa con đến viện để được khám và làm thêm một số xét nghiệm (tổng phân tích máu, đông máu), máu chảy máu đông, sức bền thành mạch, nội soi tai-mũi-họng. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc. Bác sỹ Nguyễn Thị Châm
Nguồn: icnm