Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
tôi mới sinh con được 3 tuần. Từ tuần thứ 2 cháu rất hay rướn, vặn người, mặt đỏ gay gắt,cáu ghắt khó chịu, lúc ăn no còn có khi bị tứo sữa. Tôi thấy có nhiều thông tin khác nhau: dân gian thì bảo trẻ vặn mình cho giãn gân cốt, không sao; có người bảo do bé thiếu vitamin D; lại có người bảo do bé có lông đẹn (lông tơ). Tôi quan sát thì thấy đúng là cháu có nhiều lông tơ ở vai và sau lưng... Mong được các bác sỹ tư vấn cho tôi nguyên nhân thục sự của hiện tượng vặn người của bé là do đâu, hiện tượng này có ảnh hưởng tới sức khỏe bà sự phát triển của trẻ không? Tôi có cần can thiệp gì với lớp lông tơ trên người bé không? tôi xin cảm ơn!
icnm
21/05/2013
Chào bạn!Đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh trẻ trong giai đoạn sơ sinh do vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ não chiếm ưu thế trẻ thường có các biểu hiện như múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, vặn người, giật mình... Bạn có thể yên tâm triệu chứng của bé chỉ là biểu hiện sinh lý và sẽ hết khi 5-6 tháng tuổi. Trong trường hợp bé ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn sau gáy, quấy khóc khi ngủ... thì mới nghĩ tới tình trạng thiếu vitamin D. Ở trẻ sơ sinh, do cấu trúc giải phẫu dạ dày nằm ngang hơn so với người lớn, cơ thắt tâm vị chưa hoàn thiện nên trẻ dễ bị nôn trớ sau khi ăn quá no. Để tránh hiện tượng này, bạn chú ý mỗi lần cho bé bú xong cần bế đứng bé sau 30-40 phút mới cho bé nằm và không cho bé bú no quá. Hiện tượng lông tơ trên người bé sơ sinh không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé, các lông tơ này sẽ rụng dần, bạn không phải can thiệp gì. Tuy nhiên, theo dân gian có thể tắm nước lá vông cho bé để làm sạch lông. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe. Bs. Hoàng Thị Năng
Nguồn: icnm