Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Trà Diabetna giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp I và tuýp II, ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phối hợp với các thuốc điều trị đặc hiệu để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết. Hỗ trợ hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Giảo cổ lam | 0.15 |
Chiết xuất cây thìa canh | 0.975 |
Mướp đắng | 0.375g |
Giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường typ I và typ II, ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Phối hợp với các thuốc điều trị đặc hiệu để nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết.
Hỗ trợ hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
Cách dùng
Nhúng túi trà vào cốc chứa khoảng 100 - 150ml nước sôi, chờ 3 - 5 phút.
Mỗi lần uống 1 túi, ngày 3 lần, sau bữa ăn 30 phút.
Kiên trì uống ít nhất 1 tháng để có hiệu quả tốt nhất. An toàn, có thể dùng hàng ngày.
Đối tượng sử dụng
Người bị tiểu đường typ I và typ II.
Người có đường huyết cao, tiền đái tháo đường.
Người cần ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
Người bị mỡ máu cao.
Chưa có thông tin về tác dụng phụ của sản phẩm.
Để nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trà đã pha nhưng chưa uống hết, để qua đêm, đặc biệt là trà đã thay đổi khẩu vị, sẽ sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn. Ngoài ra, một lượng lớn axit tannic còn lại trong trà sẽ trở thành một chất ôxít gây kích ứng mạnh, gây kích thích dạ dày và ruột. Tốt nhất là không nên uống.
Trong khi đó trà xanh lại chứa tới 30% axit tannic - nguyên nhân khiến sắt bị thiếu hụt đáng kể. Ngoài ra uống trà xanh trong những ngày kinh nguyệt còn khiến hiện tượng tức ngực, đau bụng trở nên nặng hơn, khiến cơ thể cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn. Vì thế bạn nên ngừng uống trà xanh trong những ngày này.
Caffeine gây ức chế chất melatonin. Đây được xem là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng nhiều tới đồng hồ sinh học của cơ thể. Nếu sử dụng trà vào buổi chiều tối hoặc tối, nó có thể sẽ làm cho bạn tỉnh táo, trằn trọc mãi không ngủ được, gây mất ngủ vào ban đêm và khiến bạn mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau.
Mặc dù không ít nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của loại đồ uống này nhưng thực tế, uống quá nhiều trà mỗi ngày (quá 3 – 4 ly, tương đương 710 – 950ml) bạn có thể gặp phải tác hại của trà, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Đỗ Viết Chung
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Nguồn: nhathuoclongchau