Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thuốc ALPHATRYPA có chứa Chymotrypsin với công dụng điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng. Viên nén hình trụ dẹt, hai mặt phẳng, màu trắng, đường kính viên 7mm, cạnh và thành viên lành lặn.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Alpha chymotrypsine | 4.2mg |
Thuốc ALPHATRYPA được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Điều trị phù nề sau chấn thương, phẫu thuật, bỏng.
Alpha chymotrypsin được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen, chiết xuất từ tụy bò. Alpha - chymotrypsin là enzym thủy phân protein có tác dụng xúc tác chọn lọc đối với các liên kết peptid ở liền kề các acid amin cá nhân thơm.
Alpha-chymotrypsin được sử dụng nhằm giảm viêm và phù nề mô mềm do áp xe và loét, hoặc do chấn thương và nhằm giúp làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.
Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Thải trừ qua phân và nước tiểu.
Dùng đường uống.
Uống: 2 viên/lần x 3 - 4 lần/ngày.
Ngậm dưới lưỡi: 2 viên/lần x 3 - 4 lần/ngày
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Ở chuột nhắt, chuột cống, thỏ và chó: LD = 24000 - 85000 đv/kg, gây chảy máu ở nhiều cơ quan. Ở người chưa thấy báo cáo. Có thể gây sốc phản vệ.
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc ALPHATRYPA, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tác dụng phụ không mong muốn thường gặp nhất của chymotrypsin là tăng nhất thời nhãn áp do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây.
Dùng trong nhãn khoa, có thể gặp phù giác mạc, viêm nhẹ màng bồ đào.
Các tác dụng phụ thoáng qua có thể thấy (nhưng biến mất khi ngừng điều trị hoặc giảm liều) bao gồm: Thay đổi sắc da, cân nặng, mùi phân.
Một vài trường hợp có thể bị rối loạn tiêu hóa như: Đầy hơi, nặng bụng, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn. Với liều cao thuốc có thể gây phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Dưới 30°C, nơi khô, tránh ánh sáng.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc ALPHATRYPA chống chỉ định trong các trường hợp dị ứng với chymotrypsin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Chymotrypsin được dung nạp tốt và không gây tác dụng phụ đáng kể.
Những bệnh nhân không nên điều trị bằng các thuốc dạng enzym gồm: Người rối loạn máu đông di truyền như hemophilia (chứng máu loãng khó đông), rối loạn đông máu, dùng thuốc kháng đông, sắp phải trải qua phẫu thuật, dị ứng với protein, loét dạ dày.
Vì khả năng gây mất dịch kính, nên không khuyến cáo dùng chymotrypsin trong phẫu thuật đục nhấn mắt ở người bệnh dưới 20 tuổi. Không dùng chymotrypsin cho người bệnh tăng áp suất dịch kính và có vết thương hở hoặc người bệnh đục nhân mắt bẩm sinh.
Không tìm thấy trong các tài liệu tham khảo được.
Thận trọng, chỉ dùng cho phụ nữ có thai khi những lợi ích của việc điều trị vượt quá những nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi.
Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
Chymotrypsin thường được dùng phối hợp với các thuốc dạng enzym khác để gia tăng hiệu quả điều trị. Thêm vào đó chế độ ăn cân đối hoặc sử dụng vitamin và bổ sung muối khoáng được khuyến cáo để gia tăng hoạt tính của chymotrypsin.
Không nên sử dụng chymotrypsin với acetylcystein, một thuốc làm tan đàm đường hô hấp, không nên phối hợp chymotrypsin với thuốc kháng đông vì làm gia tăng hiệu lực của chúng.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau