Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thuốc Apfu được sản xuất bởi Công ty TNHH US pharma USA, có thành phần chính là Cefpodoxim. Thuốc Apfu được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn hô hấp như viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản; viêm phổi cấp tính mắc phải tại cộng đồng; nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng; nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa chưa có biến chứng; nhiễm khuẩn da và các tổ chức da từ nhẹ đến vừa.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Cefpodoxime | 200mg |
Thuốc Apfu được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Cefpodoxim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 có phổ kháng khuẩn rộng dùng đường uống. Thuốc có độ bền vững cao đối với beta lactamase, có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Các VK Gram (-) nhạy cảm với cefpodoxim bao gồm các chủng sinh beta lactamase và không sinh beta lactamase: H. influenzae, E. Coli, Neisseria meningitidis, Nesseria gonorrhoea, Proteus mirabilis, Klebsiella.
Các chủng vi khuẩn Gram (+) nhạy cảm bao gồm: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Streptococcus preumonia, Streptococcus. spp khác...
Cơ chế tác dụng: cefpodoxim ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ sự acyl hóa các enzymes transpeptidase gắn kết màng ngăn cản sự gắn liên kết chéo của các chuỗi peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn.
Hấp thu: Sau khi uống Cefpodoxim proxetil được hấp thu và thủy phân nhanh thành Cefpodoxim. Thức ăn làm tăng khả năng hấp thu của thuốc. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống 2-3 giờ, sinh khả dụng của cefpodoxim khoảng 50%.
Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 40%.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ qua thận dưới dạng không biến đổi, khoảng 33% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu.
Dùng đường uống.
Nhiễm nấm Candida hầu họng: 50-100mg/ngày trong 1-2 tuần.
Nhiễm nấm Candida âm đạo: Liều duy nhất 150mg.
Nhiễm nấm chân, thân, bẹn: 150 mg/lần/tuần.
Viêm màng não do Cryptococcus: Liều khởi đầu 400mg/ngày đầu tiên. Sau đó 200 mg/ngày, dùng ít nhất 6-8 tuần. Trường hợp phòng ngừa tái phát do Cryptococcus: 100-200mg/ngày.
Người lớn tuổi: Nếu không có dấu hiệu suy thận có thể dùng liều thông thường. Nếu có dấu hiệu suy thận (độ thanh thải creatinin < 40 ml/phút), nên điều chỉnh liều.
Bệnh nhân suy thận: Phác đồ điều trị liều đơn không cần chỉnh liều. Với phát đồ điều trị nhiều lần/ngày dùng liều thông thường trong 1-2 ngày, sau đó cần điều chỉnh khoảng cách giữa các liều
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Triệu chứng do dùng thuốc quá liều có thể gồm: buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau thượng vị, tiêu chảy. Trong trường hợp có phản ứng nhiễm độc nặng nề do dùng quá liều, thẩm phân máu hay thẩm phân phúc mạc có thể giúp loại bỏ cefpodoxim ra khỏi cơ thể, đặc biệt khi chức năng thận suy giảm.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Chưa có dữ liệu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Apfu chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Người mẫn cảm với cefpodoxim proxetil và các thuốc thuộc nhóm cephalosporins khác.
Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Cần sử dụng thận trọng đối với những người mẫn cảm với penicilin hoặc các beta lactamase, hoặc có tiền sử dị ứng, người thiểu năng thận.
Nguy cơ viêm đại tràng giả mạc ở bệnh nhân tiêu chảy sau khi uống Cefpodoxim proxetil.
Dùng thận trọng.
Các nghiên cứu đã tiến hành ở nhiều loại vật thí nghiệm không cho thấy bất cứ biểu hiện gây quái thai hoặc gây độc cho thai. Tuy vậy cefpodoxim chỉ sử dụng cho người mang thai khi thật sự cần thiết.
Cefpodoxim được tiết qua sữa mẹ nồng độ thấp. Tuy nhiên cần tránh dùng thuốc khi đang cho con bú hoặc ngừng cho con bú khi phải dùng thuốc.
Dùng đồng thời Cefpodoxim với prubenecid làm nồng độ thuốc trong huyết tương tăng.
Dùng đồng thời cefpodoxim với các thuốc kháng acid hoặc ức chế H2 làm nồng độ
thuốc trong huyết tương giảm khoảng 30%.
Thay đổi cephalosporins làm cho thử nghiệm Coomb trực tiếp dương tính.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau