Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thuốc Axofen là sản phẩm của Aristopharma Ltd có thành phần chính là Fexofenadin hydroclorid có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa, làm giảm các triệu chứng như là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, mũi và cổ họng, mắt đỏ và chảy nước. Điều trị chứng mày đay mạn tính, giảm ngứa và mày đay đáng kể.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Fexofenadin Hydroclorid | 6mg/ml |
Thuốc Axofen chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
Fexofenadin hydrochlorid là một thuốc kháng histamin H, không gây buồn ngủ. Fexofenadin là chất chuyển hóa có hoạt tính dược lý của terfenadin.
Các nghiên cứu về nổi quẳng mày đay do histamin ở người, dùng fexofenadin hydrochlorid một lần và hai lần/ngày cho thấy: thuốc thể hiện tác dụng kháng histamin trong vòng 1 giờ, đạt mức độ tối đa sau 6 giờ và tác dụng kéo dài trong 24 giờ. Không có bằng chứng về sự dung nạp đối với các tác dụng này sau 28 ngày dùng thuốc. Các nghiên cứu lâm sàng ở bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa cho thấy liều dùng 120 mg là đủ có hiệu quả trong vòng 24 giờ.
Không có sự khác biệt đáng kể ở đoạn QT ở các bệnh nhân viêm mũi dị ứng theo mùa dùng fexofenadin hydrochlorid ở liều lên đến 240 mg x 2 lần/ngày x 2 tuần so với giả dược. Cũng vậy, không có sự thay đổi đáng kể ở đoạn QT ở các người khỏe mạnh dùng fexofenadin hydrochlorid ở liều 60 mg x 2 lần/ngày x 6 tháng, 400mg x 2 lần/ngày x 6,5 ngày, 240 mg/lần/ngày x 1 năm so với giả dược.
Fexofenadin hydrochlorid (5-10mg/kg đường uống) ức chế sự co thắt phế quản do kháng nguyên ở chuột lang và ức chế sự phóng thích histamin từ dưỡng bảo phúc thôn nồng độ trên nồng độ điều trị (10-100μM).
Fexofenadin hydrochlorid được hấp thu nhanh vào cơ thể bằng đường uống, với thời gian đạt nồng độ tối đa khoảng 1-3 giờ sau khi uống. Nồng độ tối đa trung bình là khoảng 427 ng/ml sau khi uống liều 120 mg/lần/ngày và khoảng 494 ng/ml sau khi uống liều 180 mg/lần/ ngày.
Fexofenadin gắn kết với protein huyết tương khoảng 60-70%. Fexofenadin được chuyển hóa không đáng kể (qua gan hoặc không qua gan), vì fexofenadin là hợp chất chủ yếu được tìm thấy trong nước tiểu và phân của động vật và người. Nồng độ huyết tương của fexofenadin giảm xuống theo một hàm mũ, với thời gian bán thải cuối cùng khoảng 11 – 15 giờ sau khi uống nhiều liều lập lại.
Dược động học của fexofenadin là tuyến tính khi uống một liều và nhiều liều lên đến 120 mg x 2 lần/ngày. Dùng liều 240 mg x 2 lần/ngày làm tăng nhẹ (khoảng 8,8%) vùng dưới đường cong nồng độ ở trạng thái ổn định, cho thấy trên thực tế dược động học của fexofenadin là tuyến tính ở khoảng liều dùng từ 40 - 240 mg /ngày. Đường thải trừ chính là qua sự bài tiết mật, khoảng 10% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu ở dạng không biến đổi.
Thuốc Axofen dạng hỗn dịch uống.
Liều dùng hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa và chứng mày đay mạn tính hay tự phát:
Liều dùng hỗ trợ điều trị chứng mày đay mạn tính hay tự phát:
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Các tác dụng phụ của Fexofenadin gần như là những tác dụng nhận thấy được từ giả dược.
Các phản ứng phụ thường được nhận thấy như nhức đầu, khó tiêu, mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn, đau thắt ngực, khó thở...
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Để xa tầm tay trẻ em.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Axofen chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Như hầu hết các thuốc mới, chỉ có rất ít số liệu về người cao tuổi, bệnh nhân suy gan hoặc suy thận.
Nên dùng Fexofenadin hydrochlorid cẩn thận ở những nhóm bệnh nhân đặc biệt này.
Tính an toàn và hiệu quả của Fexofenadin lên bệnh nhân nhi dưới 6 tuổi chưa được nghiên cứu.
Dùng đồng thời Fexofenadin Hydrochlorid với ketoconazol hay Erythromycin có thể làm tăng hàm lượng của Fexofendin trong huyết tương.
Thuốc kháng acid có chứa nhôm hay magiê có thể làm giảm sự hấp thụ Fexofenadin. Nước ép trái cây bưởi, cam và táo có thể làm giảm sinh khả dụng của Fexofenadin.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau