Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Camlyhepatinsof Boston là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam, thành phần chính là L - Ornithin L - Aspartat và các vitamin B1, B6, C, E. Thuốc được dùng để điều trị hỗ trợ trong các trường hợp rối loạn chức năng gan cấp và mạn tính như: Suy gan kịch phát, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan. Camlyhepatinsof Boston được bào chế dạng viên nang mềm và đóng gói theo quy cách: Hộp 12 vỉ x 5 viên; hộp 6 vỉ x 5 viên; hộp 10 vỉ x 3 viên.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Vitamin E | 50mg |
Vitamin B6 | 1mg |
Vitamin B1 | 10mg |
L-ornithine-L-aspartate | 80mg |
Vitamin C | 75mg |
Camlyhepatinsof Boston được chỉ định để điều trị hỗ trợ trong các trường hợp rối loạn chức năng gan cấp và mạn tính như: Suy gan kịch phát, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan.
L - Ornithin L - Aspartat
Là sự kết hợp hai amino acid quan trọng trong chu trình chuyển hóa gan. L - Ornithin L - Aspartat kích thích sự sản xuất acid uric trong chu trình urê ở gan và kích thích việc sản xuất glutamin làm giảm thiểu nồng độ ammoniac trong máu. Glutamin tham gia vào quá trình tổng hợp protein trong dạ dày, ruột và các mạch máu, duy trì chức năng bảo vệ niêm mạc ruột, tăng cường đáp ứng miễn dịch. L - Ornithin L - Aspartat giảm sản xuất và hấp thụ amoniac trong ruột, tăng sự chuyển hóa của amoniac trong các mô.
Vitamin B1 (thiamin)
Vitamin B1 vào cơ thể chuyển hoá thành thiamin pyrophosphat, là coenzym có hoạt tính sinh học. Coenzym này tham gia vào chuyển hoá carbonhydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha - cetoacid như pyruvat và alpha - cetoglutarat trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat. Vitamin B1 được hấp thu qua đường tiêu hoá sẽ được phân bố tới các mô và sữa. Sau khi tham gia chuyển hoá được đào thải qua nước tiểu.
Vitamin B6
Vitamin B6 khi vao được cơ thể chuyển hóa thành pyridoxal phosphat và pyridoxamy! phosphat. Nó tham gia vào chuyển hoá protein, glucid, lipid. Vitamin B6 còn tham gia vào sự tổng hợp acid gamma - aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin. Thiếu hụt vitamin B6 dẫn đến thiếu máu nguyên bào sắc, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm da. Nhu cầu vitamin B6 của cơ thể tăng khi nghiện rượu, suy tim, nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột. người mang thai và cho con bú.
Vitamin B6 được hấp thu qua đường tiêu hoá, dự trữ gan, cơ, não và được thải trừ chủ yếu qua thận.
Vitamin C
Tham gia vào sự tạo thành collagen, tu sửa mô trong cơ thể, tham gia vào các phản ứng oxy hoá-khử; tham gia trong chuyển hoá phenylalanin, tyosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt và một số hệ thống enzym chuyển hoá thuốc, trong sử dụng carbonhydrat, trong tổng hợp protein, lipid, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn toàn vẹn của mạch máu và hô hấp tế bào.
Thiếu hụt vitamin C dẫn đến bệnh scorbut, trong đó có sự sai sót tổng hợp collagen với biểu hiện vết thương lâu lành, khiếm khuyết về cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây nhiều đốm xuất huyết, chảy máu dưới da và niêm mạc (chảy máu lợi). Vitamin C được hấp thu ở dạ dày và ruột, phân bố tới các mô và thải trừ qua nước tiểu.
VitaminC được dùng để phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin C; phối hợp với desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt trong điều trị bệnh thalassemia; methemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylen và các chỉ định khác) như phòng cúm, chóng liền vết thương.
Vitamin E
Dùng để hỗ trợ trong trường hợp thiếu vitamin E (chế độ ăn thiếu vitamin E, trẻ em bị xơ nang tuyến tụy hoặc kém hấp thu mỡ do teo đường dẫn mật hoặc thiếu betalipoprotein huyết, trẻ sơ sinh thiếu tháng rất nhẹ cân khi đẻ).
Các dấu hiệu chính thiếu vitamin E là các biểu hiện về bệnh cơ và thần kinh như giảm phản xạ, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm với rung động cảm thụ bản thân, liệt cơ mắt, bệnh võng mạc nhiễm sắc tố, thoái hoá sợi trục thần kinh. Vitamin E cũng có tác dụng chống oxy hoá.
Chưa có thông tin.
Thuốc dùng đường uống.
Người lớn: 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Chưa có báo cáo về trường hợp quá liều.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Camlyhepatinsof Boston, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Không rõ tần suất
Tiêu hoá: Buồn nôn và nôn thoáng qua, ợ nóng, co cứng cơ bụng. Trong trường hợp bị rối loạn dạ dày hay táo bón do dùng thuốc, nên ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Chuyển hoá: Tăng oxalat - niệu.
Toàn thân: Mệt mỏi, đỏ bừng.
Thần kinh: Nhức đầu, mất ngủ hoặc buồn ngủ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nơi khô mát, dưới 25°C, tránh ánh sáng.
Camlyhepatinsof Boston chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Nếu những phản ứng bất thường xảy ra, ngưng dùng thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Trẻ em và trẻ nhũ nhi nên được dùng thuốc dưới sự giám sát của người lớn.
Thận trọng chung: Tuân theo đúng liều lượng và cách dùng.
Chưa có thông tin.
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
Chưa có thông tin.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau