Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Cefdinir 300 là sản phẩm của Công ty Cổ phần Pymepharco, thuốc có thành phần chính là cefdinir. Đây là thuốc được dùng để điều trị viêm phổi cộng đồng, đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan, viêm nang lông, viêm quanh móng, chốc lở, áp xe dưới da, viêm mạch hay hạch bạch huyết, viêm thận, bể thận, viêm bàng quang.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Cefdinir | 300mg |
Thuốc Cefdinir 300 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Cefdinir là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefdinir có phổ hoạt tính rộng kháng nhiều vi khuẩn Gram âm như Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Moraxella catarrhalis và vi khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae (chủng nhạy cảm với penicilin), Streptococcus pyogenes.
Cefdinir không bị ảnh hưởng bởi các loại enzym beta - lactamase, đặc biệt có hiệu quả tốt trên các loại vi khuẩn Gram dương như: Staphylococcus sp., Streptococcus sp., kháng với những kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin uống khác có từ trước. Các chủng Staphylococci kháng methicilin đều kháng cả cefdinir.
Sau khi uống cefdinir, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được từ 2 - 4 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối ước tính khoảng 25% khi dùng dưới dạng hỗn dịch uống.
Ở bệnh nhi từ 6 tháng đến 12 tuổi, uống liều duy nhất 7mg/kg cefdinir ở dạng hỗn dịch, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt ở 2,2 giờ sau khi dùng. Khi dùng với liều đơn 14mg/kg cho những bệnh nhân này thì nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình đạt 1,8 giờ sau khi uống.
Dùng đồng thời cefdinir dạng hỗn dịch uống với bữa ăn nhiều chất béo làm giảm nồng độ đỉnh trong huyết tương và AUC của thuốc tương ứng 44% và 33%. Không có bằng chứng cho thấy cefdinir tích tụ trong huyết tương sau uống nhiều liều ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường với liều uống 2 lần/ngày.
Sau khi uống, cefdinir được phân bố vào dịch tai giữa, amidan, mô xoang, phế quản và niêm mạc phổi...ở nồng độ khác nhau trong huyết tương. Ở những bệnh nhân nhi bị viêm tai giữa cấp do vi khuẩn khi uống liều 7mg hoặc 14mg/kg, nồng độ trung bình của thuốc trong dịch tai giữa là 3 giờ sau khi uống. Tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương của cefdinir là 60 - 70%, sự gắn kết này độc lập với nồng độ của thuốc.
Cefdinir chuyển hóa không đáng kể. Thuốc được đào thải chủ yếu ở thận. Ở người lớn có chức năng thận bình thường, thời gian bán thải trung bình trong huyết tương của cefdinir là 1,7 - 1,8 giờ. Độ thanh thải của cefdinir giảm ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin 30 - 60ml/ phút, nồng độ đỉnh trong huyết tương và thời gian bán thải trong huyết tương tăng gấp 2 lần và AUC tăng gấp 3 lần.
Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút, nồng độ đỉnh trong huyết tương tăng gấp 2 lần nhưng thời gian bán thải trong huyết tương và AUC tăng gấp 5 - 6 lần tương ứng. Cefdinir được loại bỏ khỏi cơ thể qua đường thẩm tách máu. Khoảng 63% thuốc được loại bỏ khỏi cơ thể trong 4 giờ theo đường thẩm phân. Thời gian bán thải của cefdinir ở bệnh nhân suy thận nặng giảm trong khoảng từ 16 - 3,2 giờ.
Dùng đường uống. Thời gian điều trị 5 - 10 ngày.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
Dùng 300mg x 2 lần/ngày.
Trường hợp suy thận (Clcr < 30ml/phút)
Dùng 300mg x 1 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Biểu hiện của quá liều cefdinir bao gồm buồn nôn, nôn, đau thượng vị.
Xử lý quá liều chủ yếu là điều trị triệu chứng và loại thuốc ra khỏi cơ thể. Có thể tiến hành thẩm tách máu để loại thuốc ra khỏi máu.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Cefdinir 300, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn.
Hiếm gặp (ADR < 1/1000)
Buồn nôn, nôn, đau bụng, biếng ăn, táo bón.
Nhức đầu, chóng mặt.
Viêm miệng, nhiễm nấm.
Thiếu vitamin K, vitamin nhóm B.
Giảm bạch cầu.
Tăng men gan, tăng BUN (Blood urea nitrogen - chỉ số nitơ urê huyết).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Haginir 300 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị dị ứng: Mày đay, phát ban, hen phế quản.
Suy thận nặng.
Tiền sử viêm đại tràng.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có bằng chứng đầy đủ về khả năng ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ mang thai.
Không phát hiện cefdinir trong sữa mẹ sau khi uống liều duy nhất 600mg.
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Nên uống cách ít nhất 2 giờ sau khi uống các chế phẩm kháng acid hoặc chế phẩm sắt vì làm giảm sinh khả dụng khi dùng chung.
Probenecid ức chế thải trừ cefdinir qua thận.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau