Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thuốc Harocto 30mg/5ml là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Hà Nam - Hamedi với thành phần chính là Ambroxol. Thuốc Harocto có tác dụng tiêu chất nhầy đường hô hấp, tiêu đờm.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Ambroxol hydroclorid | 30mg |
Tiêu chất nhầy đường hô hấp, dùng trong các trường hợp:
Bệnh cấp và mạn tính đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen.
Nhóm dược lý: Thuốc trừ ho, tiêu đờm thuốc tác dụng trên đường hô hấp.
Mã ATC: R05CB06
Cơ chế:
Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin, có tác dụng và công dụng giống như bromhexin.
Ambroxol có tác dụng làm đờm lỏng hơn, ít quánh hơn nên dễ bị tống ra ngoài, vì vậy thuốc có tác dụng long đờm. Một số tài liệu có nêu ambroxol có tác dụng cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng.
Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ambroxol có tính chất kháng viêm và có hoạt tính của chất chống oxy hóa. Ngoài ra ambroxol còn có tác dụng gây tê tại chỗ thông qua chẹn kênh natri ở màng tế bào. Ambroxol có thể kích thích tổng hợp và bài tiết chất diện hoạt phế nang. Thuốc được coi là một chất hoạt hóa chất diện hoạt phế nang. Tuy vậy, thuốc không có hiệu quả khi dùng cho người mẹ để phòng hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, nhưng thuốc có hiệu quả khiêm tốn khi điều trị sớm cho trẻ nhỏ phát bệnh.
Ambroxol cũng có tác dụng bài tiết acid uric qua nước tiểu.
Ambroxol hầu như được hấp thu hoàn toàn sau khi uống. Thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 90%. Thời gian bán thải của ambroxol là 7 - 12 giờ.
Ambroxol đi qua được dịch màng ối và nhau thai, nó được bài tiết vào sữa mẹ.
Ambroxol chuyển hóa qua gan. Chuyển hóa qua gan lần đầu làm giảm 1/3 lượng ambroxol.
Ambroxol và các chất chuyển hóa được bài tiết qua thận khoảng 90%.
Ở những bệnh nhân suy gan nặng, sự thanh thải ambroxol giảm 20 – 40%.
Ở những bệnh nhân suy thận nặng có thể dẫn đến việc tích lũy ambroxol.
Thuốc dùng đường uống. Sử dụng sau bữa ăn
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Trong 2 - 3 ngày đầu tiên, 5 ml/lần, ngày 3 lần (tương đương 90 mg Ambroxol). Sau đó là 5 ml/lần, ngày 2 lần chia đều (tương đương với 60 mg Ambroxol). Có thể tăng hiệu quả điều trị bằng cách uống 10 ml/lần, ngày 2 lần (tương đương với 120 mg Ambroxol).
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: 2,5 ml/lần, ngày 2 - 3 lần, chia đều (8 giờ - 12 giờ/lần) (tương đương với 30 - 45 mg Ambroxol)
Trẻ em từ 2 - 5 tuổi: 1,25 ml/lần, ngày 3 lần (tương đương với 22,5 mg Ambroxol)
Trẻ em dưới 2 tuổi: Không nên dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Nếu sau 5 ngày (trẻ em dưới 6 tuổi: sau 3 ngày) các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên tệ hơn, hãy liên hệ với bác sỹ của bạn.
Triệu chứng quá liều thường xuyên nhất là tiêu chảy và căng thẳng. Triệu chứng quá liều quá mức như buồn nôn, nôn, hạ huyết áp.
Các liệu pháp như sử dụng thuốc chống nôn, rửa dạ dày không được áp dụng vì chỉ cho hiệu quả trong trường hợp cực kỳ quá liều. Khi có biểu hiện quá liều Ambroxol chủ yếu được điều trị triệu chứng.
Nếu quên một liều thuốc, cần dùng thuốc càng sớm càng tốt, nhưng hãy bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, không dùng hai liều cùng một lúc.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là tiêu chảy.
Những thuật ngữ sau đây được dùng để phân loại các phản ứng bất lợi dựa trên tần suất:
Dưới đây là bảng tóm tắt các phản ứng phụ và tần suất:
Cơ quan
Biểu hiện
Tần suất
Hệ thống miễn dịch
Phản ứng sốc phản vệ
Phản ứng quá mẫn
Không xác định
Hệ thần kinh
Chứng khó đọc
Thường gặp
Hệ hô hấp
Khó thở
Thường gặp
Sổ mũi, khô họng
Rất hiếm gặp
Hệ tiêu hóa
Tiêu chảy, buồn nôn
Thường gặp
Nôn, đau bụng, khó tiêu, khô miệng
Ít gặp
Ợ nóng, khô họng
Hiếm gặp
Táo bón
Rất hiếm gặp
Da và mô dưới da
Phù, phát ban, ngứa
Ít gặp
Nổi mề đay
Không xác định
Thận và đường tiết niệu
Khó tiểu
Rất hiếm gặp
Khác
Sốt
Ít gặp
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng
Thận trọng với trẻ em dưới 2 tuổi.
Thận trọng với trường hợp loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu, vì ambroxol có thể làm tan các cục máu đông fibrin và làm xuất huyết trở lại.
Chỉ điều trị ambroxol một đợt ngắn, không đỡ phải thăm khám lại.
Chế phẩm có chứa đường thận trọng với những người không dung nạp đường.
Chế phẩm có chứa natri benzoat, thận trọng với những người mẫn cảm với natri benzoat.
Không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc trong các tài liệu tham khảo.
Phụ nữ có thai
Nếu bạn đang mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ hoặc nghi ngờ có thai hoặc có ý định có thai hãy hỏi bác sỹ, dược sỹ để được tư vẫn khi dùng thuốc này.
Không có tác dụng phụ nào xấu trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên việc sử dụng trong thời kỳ mang thai không được khuyến cáo, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ
Chưa có thông tin về nồng độ của ambroxol trong sữa mẹ, vì thế cần thận trọng sử dụng thuốc khi đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Việc sử dụng kết hợp Ambroxol với các thuốc chống họ có thể dẫn đến tắc nghẽn hô hấp nghiêm trọng do phản xạ ho.
Việc sử dụng Ambroxol kết hợp với kháng sinh (amoxicillin, cefuroxime, erythromycin) dẫn đến tăng nồng độ kháng sinh trong chất nhầy.
Không có báo cáo về tương tác lâm sàng có liên quan tới thuốc khác.
Dung dịch Harocto có tác dụng làm loãng và làm tan đờm và được dùng làm thông tắc nghẽn trong điều trị các bệnh về đường hô hấp có đờm đặc hoặc quá nhiều như viêm khí phế quản, khí phế thũng kèm theo viêm phế quản, bệnh viêm phổi mãn tính, giãn phế quản, viêm phế quản kèm hen phế quản.
Dung dịch Harocto làm phân hủy mucopolysaccharide của đờm làm cho đờm loãng hơn và ít nhớt hơn và do đó dễ dàng loại bỏ hơn khi ho.
Dung dịch Harocto không có chống chỉ định tuyệt đối nhưng ở những bệnh nhân bị loét dạ dày nên thận trọng tương đối.
Dung dịch Harocto chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu sau đợt điều trị mà triệu chứng không cải thiện, bạn cần đi thăm khám lại.
Dung dịch Harocto làm tăng nồng độ kháng sinh amoxicilin, cefuroxime, erythromycin trong chất nhầy.
Nguồn: nhathuoclongchau