Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Famotidin 40mg của Công ty Cổ phần Dược phẩm T.W Vidipha, thành phần chính là famotidin 40mg. Thuốc dùng để chỉ định: Loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, các bệnh lý tăng tiết dịch vị. Famotidin 40mg được bào chế dưới dạng viên bao phim. Hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Famotidine | 40mg |
Thuốc Famotidin 40mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Loét dạ dày hoạt động lành tính, loét tá tràng hoạt động.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
Bệnh lý tăng tiết đường tiêu hóa (ví dụ: hội chứng Zollinger - Ellison, đa u tuyến nội tiết)
Spirastad 3 M.l.U được dùng bằng đường uống. Thức ăn trong dạ dày làm giảm sinh khả dụng của spiramycin, nên cần uống thuốc trước bữa ăn ít nhất 2 giờ hoặc sau bữa ăn 3 giờ.
Người bệnh dùng spiramycin phải theo hết đợt điều trị.
Loét tá tràng:
Cấp tính: liều cho người lớn là 40mg/ngày, một lần vào giờ đi ngủ. Hầu hết khỏi bệnh trong vòng 4 tuần, một số rất hiếm cần điều trị dài hơn 6 - 8 tuần, có thể dùng 20mg x 2 lần/ngày.
Duy trì: 20mg/ngày, một lần vào giờ đi ngủ.
Loét dạ dày lành tính:
Cấp tính: liều cho người lớn là 40mg/ngày, một lần vào giờ đi ngủ.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản:
Liều cho người lớn là 20mg x 2 lần/ngày, cho tới 6 tuần.
Liều cho người bệnh viêm thực quản có trợt loét kèm trào ngược là 20 hoặc 40mg x 2 lần/ngày, cho tới 12 tuần.
Các bệnh lý tăng tiết dịch vị: Liều bắt đầu ở người lớn là 20mg/lần/6 giờ, có thể bắt đầu liều cao hơn ở một số người bệnh, liều phải điều chỉnh theo từng người và kéo dài theo chỉ định lâm sàng. Có thể nâng liều 160mg/lần cách 6 giờ cho người có hội chứng Zollinger - Ellison nặng. Dùng đồng thời thuốc chống acid nếu cần.
Điều chỉnh liều ở người suy thận nặng: Người suy thận có hệ số thanh thải creatinin dưới 10ml/phút, nửa đời thải trừ của famotidin trên 20 giờ, ở người vô niệu là 24 giờ. Tuy không có mối liên quan giữa tác dụng phụ và nồng độ thuốc cao trong huyết tương, nhưng để tránh tích lũy thuốc quá mức, cần giảm liều xuống 20mg, uống vào giờ đi ngủ hoặc khoảng cách dùng thuốc phải kéo dài tới 36 – 48 giờ theo đáp ứng lâm sàng.
Người cao tuổi và trẻ em:
Độ an toàn và hiệu lực của thuốc đối với trẻ em chưa được xác định.
Liều dùng không cần thay đổi theo tuổi, chỉ điều chỉnh ở người suy thận nếu cần.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Chưa gặp quá liều cấp.
Ở người bệnh tăng tiết dịch vị bệnh lý đã uống tới 800mg famotidin/ngày cũng chưa thấy xảy ra các biểu hiện ngộ độc nặng.
Điều trị: biện pháp thông thường là loại bỏ thuốc chưa hấp thu càng nhanh càng tốt khỏi đường ruột. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ cần tiến hành ngay. Giám sát lâm sàng.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Thường gặp:
Toàn thân: nhức đầu, chóng mặt.
Tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy
Ít gặp:
Toàn thân: sốt, mệt mỏi, suy nhược.
Tim mạch: loạn nhịp
Tiêu hóa: vàng da ứ mật, enzym gan bất thường, buồn nôn, nôn, chán ăn, khó chịu ở bụng, khô miệng.
Phản ứng quá mẫn: choáng phản vệ, phù mạch, phù mắt, phù mặt, mày đay, phát ban, sung huyết kết mạc.
Cơ xương: đau cơ xương, gồm chuột rút, đau khớp.
Thần kinh: co giật toàn thân, rối loạn tâm thần như ảo giác, lú lẫn, kích động, trầm cảm lo âu, suy giảm tình dục, dị cảm, mất ngủ, ngủ gà.
Hô hấp: co thắt phế quản.
Giác quan: mất vị giác, ù tai.
Hiếm gặp:
Tim mạch: block nhĩ thất, đánh trống ngực.
Máu: giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Hoại tử da nhiễm độc, rụng tóc, trứng cá, ngứa, khô da, đỏ ửng.
Tác dụng khác: liệt dương, vú to ở đàn ông.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Bảo quản khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Người có tiền sử quá mẫn với spiramycin, erythromycin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Đáp ứng triệu chứng với famotidin không loại trừ được tính chất ác tính của loét dạ dày.
Thận trọng ở người suy thận, phải giảm liều hoặc tăng khoảng cách giữa các liều.
Trừ trường hợp có hướng dẫn của thầy thuốc, người bệnh tự điều trị nên ngừng thuốc nếu vẫn còn các triệu chứng ợ nóng (rát ngực), tăng tiết acid dịch vị, xót rát dạ dày sau khi đã điều trị thuốc liên tục 2 tuần mà không khỏi..
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Nghiên cứu ở động vật cho thấy không có hại đến thai, nhưng không phải luôn luôn giống ở người, thuốc chỉ được dùng cho người mang thai khi thật cần..
Famotidin có bài tiết qua sữa mẹ. Người mẹ nên ngừng cho con bú trong thời kỳ dùng thuốc, hoặc ngừng dùng thuốc.
Thức ăn và thuốc kháng acid: thức ãn làm tăng nhẹ và thuốc kháng acid làm giảm nhẹ sinh khả dụng của famotidin.
Tác dụng đến sự thanh thải thuốc ở gan: khác với cimetidin và ranitidin, famotidin không ức chế chuyển hóa bằng hệ enzym gan cytochrom P450 các thuốc bao gồm warfarin, theophylin, phenytoin, diazepam và procainamid. Famotidin cũng không tác động đến chuyển hóa, độ thanh thải và nửa đời của amino phenazon hay phenazon. Famotidin không ảnh hưởng đến bài tiết của indocyanin xanh lục.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau