Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thuốc Farzincol được sản xuất bởi Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic, có thành phần chính là kẽm gluconat 70mg. Thuốc Farzincol được chỉ định trong trường hợp bổ sung kẽm vào chế độ ăn. Thuốc Farzincol được bào chế dưới dạng viên nén, màu trắng, hai mặt khum, một mặt có chữ P, một mặt có lằn phân đôi, trên có chữ Zn, dưới có số 10, không mùi, vị chua. Hộp 100 viên.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Zinc gluconate | 10mg |
Thuốc Farzincol được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Bổ sung kẽm vào chế độ ăn trong các trường hợp:
Bệnh còi xương, chậm tăng trưởng ở trẻ em.
Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú.
Chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc kiêng ăn.
Nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.
Tiêu chảy cấp và mãn tính.
Điều trị thiếu kẽm nhẹ và vừa trong các trường hợp:
Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa.
Rối loạn đường tiêu hóa: Chán ăn, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn khi mang thai.
Khó ngủ, mất ngủ, trẻ khóc đêm, suy nhược, nhức đầu.
Nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp, đường tiêu hóa, da.
Khô da, vết thương chậm lành (bỏng, lở loét do nằm lâu).
Khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
Điều trị thiếu kẽm nặng:
Được đặc trưng bởi các tổn thương da điển hình trong bệnh viêm ruột, da đầu chi, dày sừng, hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), khô mắt, viêm quanh lỗ tự nhiên (hậu môn, âm hộ) cùng với tiêu chảy.
Kẽm là một yếu tố vi lượng thiết yếu của dinh dưỡng, có mặt trong nhiều loại thực phẩm. Kẽm gluconat là muối kẽm của acid gluconic. Kẽm là thành phần của nhiều hệ enzym và hiện diện ở tất cả các mô của cơ thể.
Điểm đặc trưng của thiếu kẽm bao gồm chậm phát triển và tổn thương ở mô nhanh chống phân chia như da, hệ miễn dịch và niêm mạc ruột.
Kẽm hấp thu không hoàn toàn từ đường tiêu hoá và sinh khả dụng khoảng 20 - 30%. Kẽm được phân phối ở hầu hết các mô, cao nhất là ở cơ, xương, da và dịch tiền liệt. Thuốc thải trừ chủ yếu ở phân. Lượng nhỏ thải trừ ở thận và mồ hôi.
Dùng đường uống.
Liều bổ sung dinh dưỡng:
Trẻ từ 6 tháng đến dưới 12 tháng : 1/2 viên/ngày.
Trẻ từ 1 đến 3 tuổi : 1/2 – 1 viên/ngày.
Trẻ từ 3 đến dưới 10 tuổi: 1 viên/ngày.
Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: 1 viên/lần, ngày 2 – 3 lần.
Liều điều trị: Theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Nên giảm liều khi triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện.
Việc dùng thuốc nên chia liều thành 1 - 2 lần/ngày, uống sau bữa ăn.
Đối với trẻ nhỏ: Nên nghiền nát viên thuốc, thêm chút đường và hoà tan với nước nóng trong bình thủy rồi để nguội trước khi cho bé uống.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Quá liều: Muối kẽm có tính ăn mòn, do tạo thành kẽm clorid bởi acid dạ dày.
Cách xử lý: Điều trị bao gồm dùng sữa hay carbonat kiềm và than hoạt tính. Nên tránh việc gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp: Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, kích ứng dạ dày, viêm dạ dày.
Dùng kéo dài liều cao bổ sung kẽm dẫn đến thiếu đồng cùng với thiếu máu nguyên bào sắc và thiếu bạch cầu trung tính.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nhiệt độ dưới 30°C.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp sau: Tránh dùng viên kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.
Uống kẽm nên cách xa các thuốc có chứa canxi, sắt, đồng khoảng 2 - 3 giờ để ngăn ngừa tương tranh có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.
Chưa có bằng chứng về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
Thuốc dùng được cho phụ nữ mang thai.
Thuốc dùng được phụ nữ cho con bú.
Sự hấp thu kẽm có thể giảm do bổ sung sắt, penicillamin, các chế phẩm có chứa phospho và tetracyclin.
Kẽm bổ sung làm giảm hấp thu đồng, fluorquinolon, sắt, penicillamin và tetracyclin.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau