Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Glucose 30% do Công ty Cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar sản xuất, với thành phần chính là glucose, được dùng để điều trị tình trạng thiếu hụt carbohydrat, dịch và tình trạng hạ đường huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Glucose | 75g |
Glucose 30% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Glucose là đường đơn 6 carbon, dùng để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp. Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết và được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.
Glucose chuyển hóa thành carbon dioxyd, nước và đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Tiêm truyền tĩnh mạch theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Tốc độ truyền: Dưới 40 giọt/phút tương đương với 120 ml/giờ.
Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 - 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ.
Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh. Phải truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch trung tâm. Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết, có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Biểu hiện
Tăng glucose huyết, rối loạn cân bằng điện giải, phù.
Xử trí
Giảm liều và/hoặc tiêm insulin.
Nếu đường huyết tăng cao hoặc có đường niệu: Điều chỉnh cân bằng nước và điện giải; điều chỉnh thể tích dịch truyền và tốc độ truyền.
Tham vấn ý kiến của nhân viên y tế khi nghi ngờ quên liều.
Khi sử dụng Glucose 30%, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Glucose 30% chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Người bệnh không dung nạp được glucose, mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.
Ứ nước, Kali huyết hạ, hôn mê tăng thẩm thấu, nhiễm toan.
Người bệnh vô niệu, người bệnh bị chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống.
Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.
Không được dùng dung dịch glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch máu não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hóa thành acid lactic làm chết tế bào não.
Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.
Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tán huyết và tắc nghẽn.
Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể dẫn đến rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết.
Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch glucose ưu trương có thể gây mất nước tế bào do tăng glucose huyết.
Không được truyền dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh bị mất nước vì tình trạng bị mất nước sẽ nặng thêm do bị lợi niệu thẩm thấu.
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị đái tháo đường (truyền nhanh có thể dẫn đến tăng glucose huyết), bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, thiếu thiamin, không dung nạp glucose, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, sốc chấn thương.
Không ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy móc.
Dùng được cho phụ nữ mang thai.
Dùng được cho phụ nữ đang cho con bú.
Trước khi pha thêm bất kỳ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền, phải kiểm tra xem có phù hợp không.
Dung dịch chứa glucose và có pH < 6 có thể gây kết tủa Indomethacine.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau