Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Hỗn dịch uống Gel - Aphos là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm, thành phần chính là gel nhôm phosphat 20% 12,38g. Gel - Aphos dùng để điều trị: Viêm dạ dày cấp và mạn, loét dạ dày tá tràng, thoát vị khe thực quản, hồi lưu dạ dày – thực quản và các biến chứng (viêm thực quản), cảm giác rát bỏng và chứng khó tiêu. Gel-Aphos được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống. Quy cách: Hộp 20 gói.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Nhôm phosphat | 12.38g |
Hỗn dịch uống Gel - Aphos được dùng trong các trường hợp sau:
Aluminium phosphat là thuốc kháng acid.
Tác dụng
Aluminium phosphat được dùng như một thuốc kháng acid dịch dạ dày dưới dạng gel nhôm phosphat và dạng viên nén. Thuốc làm giảm acid dịch vị dư thừa nhưng không gây trung hoà. Gel dạng keo tạo thành một màng bảo vệ tựa chất nhầy che phủ diện rộng niêm mạc đường tiêu hoá. Lớp màng bảo vệ gồm aluminium phosphat phân tán mịn làm liền nhanh ổ viêm và loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại tác động bên ngoài và làm người bệnh dễ chịu ngay.
Các nghiên cứu in vitro với liều duy nhất theo phương pháp Vatier.
Khả năng kháng acid toàn phần (chuẩn độ ở pH 1): 38,8mmol ion H+.
Cơ chế tác động
Khả năng trung hòa (tăng pH): 10%.
Khả năng đệm (duy trì một pH cố định): 90% Ở pH 1,6.
Khả năng bảo vệ về mặt lý thuyết
TỪ pH1 đến pH2: 15,8mmol ion H+ ở liều duy nhất.
TỪ pH1 đến pH3: 36,5mmol ion H+ ở liều duy nhất.
Tốc độ giải phóng khả năng kháng acid về mặt lý thuyết: 80 - 100% trong 30 phút.
Aluminium phosphat không có tác dụng cản tia X.
Aluminium phosphat không tan trong nước, không thu phosphat từ thức ăn và do đó không gây mất phospho.
Hấp thu
Aluminium phosphat không được hấp thu vào cơ thể và không ảnh hưởng đến cân bằng acid - kiềm của cơ thể. Aluminium phosphat hòa tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid hydrocloric để tạo thành nhôm clorid và nước. Ngoài việc tạo nhôm clorid, aluminium phosphat còn tạo acid phosphoric. Khoảng 17 đến 30% lượng nhôm clorid tạo thành được hấp thu và nhanh chóng được thận đào thải.
Thải trừ
Aluminium phosphat được đào thải qua phân.
Dùng đường uống. Dùng nguyên chất hay pha với một ít nước.
Người lớn
Dùng 1 – 2 gói, 2 – 3 lần trong ngày.
Thoát vị khe thực quản, hồi lưu dạ dày, thực quản
Sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ.
Bệnh lý loét
Dùng 1 – 2 giờ sau bữa ăn và khi có cơn đau (dùng ngay 1 gói).
Viêm dạ dày, khó tiêu
Trước bữa ăn.
Trẻ em
Dưới 6 tháng: 1/4 gói hay 1 muỗng cà phê sau mỗi 6 cữ ăn.
Trên 6 tháng: 1/4 gói hay 2 muỗng cà phê sau mỗi 4 cữ ăn.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Khi quá liều, phải ngưng dùng thuốc và dùng các biện pháp chữa trị triệu chứng thích hợp.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Có thể bị táo bón, nhất là ở người bệnh liệt giường - người lớn tuổi. Nên bổ sung nước cho bệnh nhân trong trường hợp này. Tuy nhiên, với công thức hiện nay có bổ sung dung dịch sorbitol 70%, nên tình trạng táo bón đã được khắc phục
Hướng dẫn cách xử trí ADR: Thông báo ngay cho Bác sĩ hoặc Dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm, nhiệt độ dưới 30oC.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Không dùng cho những bệnh nhân bị suy thận nặng mãn tính do aluminium phosphate không làm giảm phosphat máu.
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tránh điều trị cao lâu dài ở người bị bệnh suy thận.
Chưa thấy thuốc có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Có thể sử dụng cho phụ nữ có thai, nhưng nên tránh dùng liều cao kéo dài.
Chưa có thông tin. Thận trọng khi sử dụng.
Thận trọng khi phối hợp
Thuốc kháng khuẩn (cyclines, fluoroquinolones, thuốc kháng lao: Ethambutol và isoniazid, lincosamid), kháng histamin H2, atenolol, metoprolol, propranolol, chloroquin, diflunisal digoxin, diphosphonat, sodium fluorid, prednisolon và dexamethason, indometacin, kayexalat, ketoconazol, thuốc an thần nhóm phenothiazin, penicillamin, muối sắt.
Người ta thấy rằng sự hấp thu các thuốc này bị giảm khi được sử dụng đồng thời bằng đường uống. Do thận trọng, nên uống các thuốc kháng acid cách xa các thuốc khác, trên 2 giờ nếu có thể và 4 giờ đối với fluoroquinolone.
Lưu ý khi phối hợp
Lactitol: Giảm sự acid hóa phân. Không phối hợp trong trường hợp bị bệnh não xơ gan.
Salicylat: Tăng bài tiết các salicylat qua thận do kiềm hóa nước tiểu.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.
Nguồn: nhathuoclongchau