Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Kim Tiền Thảo của Công ty TNHH Vạn Xuân, thành phần chính là cao khô kim tiền thảo (extractum herba desmodii styracifolii), là sản phẩm từ thiên nhiên được chỉ định trong trường hợp tình trạng sỏi và viêm đường tiết niệu, đường mật (sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang và chứng tiểu gắt, tiểu khó).
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Kim tiền thảo | 4g |
Thuốc Kim Tiền Thảo được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Kim Tiền Thảo có tác dụng thông lâm (bài sỏi và chất cặn), lợi mật, lợi tiểu.
Chưa có thông tin.
Thuốc dùng đường uống.
Người lớn
Mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần, đợt dùng 10 - 20 ngày với bệnh cấp, 3 - 6 tháng hay lâu hơn với bệnh mãn.
Trẻ em
Từ 2 - 6 tuổi: 1 viên/lần, ngày 2 lần.
Từ 6 - 12 tuổi: Uống 2 viên/ lần, ngày 2 lần.
Từ 12 tuổi trở lên: Dùng như người lớn.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Những dấu hiệu và triệu chứng khi dùng thuốc quá liều: Đầy bụng.
Cách xử trí khi quá liều: Khi dùng thuốc quá liều khuyến cáo thì giảm liều hoặc ngưng dùng và uống thêm nước gừng.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Chưa có báo cáo về tác dụng phụ của thuốc Kim Tiền Thảo.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho bác sĩ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Nơi khô mát, tránh ánh sáng. Để xa tầm tay trẻ em.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Kim Tiền Thảo chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Dị ứng với thành phần của bài thuốc, phụ nữ có thai.
Không dùng cho người tiểu nhạt, tiểu đường, người thiếu máu.
Bệnh sỏi thận, sỏi mật hay kèm các nguyên nhân khác (thấp nhiệt, thấp hàn, âm hư, dương hư, tỳ hư, khí hư, nhiễm khuẩn…) ta nên kết hợp với các thuốc khác trị các nguyên nhân trên.
Khi dùng thuốc, nếu thấy có dấu hiệu người nóng, tiểu ít, tiểu gắt phải uống nhiều nước dừa, ăn chè đậu đen, các loại thức ăn mát, nhiều nước. Với các bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày ta nên uống thuốc sau khi ăn 30 phút.
Chưa có báo cáo.
Không dùng cho phụ nữ có thai.
Thận trọng khi dùng cho phụ nữ cho con bú.
Khi dùng thuốc này nên tránh thuốc xổ, nhuận tràng.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau