Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Loperamid 2 mg Nadyphar của Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm, thành phần chính Loperamid, là thuốc dùng để điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp tính và mạn tính.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Loperamide | 2mg |
Thuốc Loperamid 2Mg Nadyphar được chỉ định dùng điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp tính và mạn tính.
Thuốc này không thay thế được biện pháp bù nước và điện giải đường uống.
Loperamid là thuốc trị tiêu chảy được dùng để chữa triệu chứng các trường hợp tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và một số tình trạng tiêu chảy mạn tính. Loperamid làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn.
Loperamid còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân. Tác dụng có lẽ liên quan đến giảm giải phóng acetylcholin và prostaglandin.
Hấp thu:
Xấp xỉ 40% liều uống loperamid được hấp thu qua đường tiêu hóa.
Phân bố:
Nồng độ thuốc tiết qua sữa rất thấp. Liên kết với protein khoảng 97%.
Chuyển hoá:
Thuốc được chuyển hóa ở gan thành dạng không hoạt động (trên 50%).
Thải trừ:
Thuốc được bài tiết qua phân và nước tiểu cả dưới dạng không đổi và chuyển hóa (30 - 40%). Thời gian bán hủy của loperamid ở người trong khoảng 7-14 giờ.
Uống với một ít nước. Bệnh nhân nên được bù nước và chất điện giải thích hợp khi cần.
Người lớn:
Tiêu chảy cấp:
Tiêu chảy mạn:
Trẻ em:
Trẻ em từ 6 - 12 tuổi:
Uống 0,08 - 0,24 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 liều.
Trẻ em từ 6 - 8 tuổi:
Uống 1 viên/lần, ngày 2 lần.
Trẻ em từ 8 - 12 tuổi:
Uống 1 viên/lần, ngày 3 lần. Liều duy trì: Uống 1mg/ 10kg thể trọng, chỉ uống sau một lần đi ngoài.
Tiêu chảy mạn: Liều lượng chưa được xác định.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Triệu chứng: Suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương, co cứng bụng, táo bón, kích ứng đường tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Tình trạng quá liều thường xảy ra khi liều dùng hàng ngày khoảng 60 mg loperamid.
Điều trị: Rửa dạ dày sau đó cho uống khoảng 100 g than hoạt qua ống xông dạ dày. Theo dõi các dấu hiệu suy giảm thần kinh trung ương, nếu có thì cho tiêm tĩnh mạch 2 mg naloxone (0,01mg/kg cho trẻ em), có thể dùng nhắc lại nếu cần, tổng liều có thể tới 10 mg.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Loperamid 2mg Nadyphar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu.
Tiêu hoá: Trướng bụng, khô miệng, nôn.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Ở nhiệt độ không quá 30°C, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Loperamid 2Mg Nadyphar chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với loperamid;
Khi cần tránh ức chế nhu động ruột;
Viêm đại tràng cấp, viêm đại tràng giả mạc;
Khi có tổn thương gan;
Hội chứng lỵ;
Bụng trướng.
Thận trọng với những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng. Ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ.
Theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể.
Theo dõi trướng bụng.
Không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Loperamid không ảnh hưởng lên sự tỉnh táo, nhưng nếu có mệt mỏi, choáng váng hoặc buồn ngủ thì không nên lái xe hay vận hành máy móc.
Chưa có đủ các nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Không nên dùng cho phụ nữ có thai.
Loperamid tiết ra sữa rất ít, có thể dùng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú nhưng chỉ với liều thấp.
Tăng độc tính: Những thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, các phenothiazin, các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng có thể gây tăng tác dụng không mong muốn của Loperamid.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Nguồn: nhathuoclongchau