Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Mydrin-P 10 ml với thành phần hoạt chất tropicamide và phenylephrine có công dụng làm giãn đồng tử và liệt cơ thể mi cho mục đích chẩn đoán hoặc điều trị. Dung dịch nhỏ mắt thân nước, vô khuẩn trong, không màu đến màu vàng nhạt.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Tropicamid | 0.5% |
Phenylephrine hydrochloride | 0.5% |
Thuốc Mydrin-P 10 ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Tác dụng giãn đồng tử
Khi nhỏ các dung dịch nhỏ mắt chứa tropicamid và phenylephrin hydroclorid ở các nồng độ khác nhau vào mắt thỏ bạch tạng, đồng tử giãn do tropicamid gây giãn cơ thắt đồng tử và phenylephrin hydroclorid gây co cơ giãn đồng tử. Tác dụng giãn đồng tử được tăng cường ở tỉ lệ phối hợp tropicamid - phenylephrin 1: 1 do tác dụng hiệp đồng của cả hai thành phần này.
Tác dụng liệt cơ thể mi
Nhỏ sản phẩm này 1 - 2 lần vào mắt trẻ bị giảm thị lực hoặc lác trong để đo khúc xạ và so sánh tác dụng liệt cơ thể mi của sản phẩm này với atropin 0,5% hoặc 1% sau khi nhỏ 3 lần/ngày trong 3 ngày. Sản phẩm này có tác dung làm liệt cơ thể mi yếu hơn atropin.
Khởi phát tác dụng
Nhỏ một giọt dung dịch nhỏ mắt chứa tropicamid 0,5% và phenylephrin hydroclorid 0,5% 3 lần cách nhau 3 phút vào một mắt của người tình nguyện khỏe mạnh (n = 8 từ 23 - 33 tuổi) và không điều trị mắt còn lại. Khoảng cách nhìn gần nhất và đường kính đồng tử được đo sau khi điều trị. Tác dụng giãn đồng tử và liệt cơ thể mi tối đa đạt được sau điều trị 15 - 20 phút và 20 - 30 phút tương ứng.
Thời gian tác dụng
Nhỏ một giọt dung dịch nhỏ mắt chứa tropicamid 0.5% và phenylephrin hydroclorid 0.5% 3 lần cách nhau 3 phút và thêm 3 lần nữa cách nhau 20 phút vào một mắt của người tình nguyện khỏe mạnh (n = 8 từ 23 - 33 tuổi) và không điều trị mắt còn lại. Tác dụng liệt cơ thể mi đã được tạo ra biến mất trong 5 - 6 giờ sau khi nhỏ thuốc lần cuối.
Mydrin-P 10 ml là thuốc dùng nhỏ mắt.
Để làm giãn đồng tử thường nhỏ 1 - 2 giọt/lần hoặc 1 giọt/lần x 2 lần cách nhau 3 - 5 phút.
Để làm liệt cơ thể mi, thường nhỏ 1 giọt/lần x 2 - 3 lần cách nhau 3 - 5 phút.
Liều lượng có thể được điều chỉnh theo triệu chứng của bệnh nhân.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Ngộ độc toàn thân có thể xảy ra khi nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em.
Biểu hiện:
Đỏ bừng mặt, khô da, nhìn mờ, mạch nhanh và không đều, sốt, trướng bụng ở trẻ em, co giật, ảo giác, mất phối hợp thần kinh cơ.
Xử trí:
Điều trị hỗ trợ. Ở trẻ em nên đắp khăn ẩm. Nếu do uống nhầm phải gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Mydrin-P 10 ml, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Sốc, phản ứng phản vệ (không rõ tỉ lệ mắc): Bệnh nhân nên được theo dõi cẩn thận vì sốc và phản ứng phản vệ có thể xảy ra. Nếu quan sát thấy bất kỳ triệu chứng nào như ban đỏ, ban, khó thở, huyết áp hạ, phù mí mắt, v.v... nên ngưng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.
Không rõ tần suất
Quá mẫn cảm: Viêm bờ mi (mí mắt đỏ, sưng mí mắt, viêm da mí mắt, ngứa, ban).
Mắt: Viêm kết mạc (sung huyết kết mạc, phù kết mạc, gỉ mắt. v.v...). Rối loạn biểu mô giác mạc, tăng áp lực nội nhãn.
Dạ dày - ruột: Khát, buồn nôn, nôn.
Khác: Đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đau đầu, mày đay.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Bảo quản dưới 30°C trong bao bì kín.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Mydrin-P 10 ml chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân bị glôcôm hoặc bệnh nhân có khả năng bị tăng nhãn áp do có góc hẹp hay tiền phòng nông. (Có thể xảy ra glôcôm góc đóng cấp tính.)
Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Sử dụng thận trọng (Thận trọng khi dùng thuốc này cho những bệnh nhân sau đây)
Thận trọng đặc biệt
Vì nhịp tim chậm, ngừng thở, v.v... dùng thuốc này cho trẻ đẻ non để soi đáy mắt, nên cần cẩn thận khi dùng thuốc này đồng thời theo dõi chặt chẽ tình trạng của bệnh nhân.
Không dùng thuốc này trong trường hợp có sự biến màu hoặc sự kết tủa.
Vì thuốc này làm giãn đồng tử và/hoặc liệt cơ thể mi, bệnh nhân nên thận trọng khi tham gia vào các hoạt động có khả năng gây nguy hiểm đòi hỏi sự nhìn rõ như vận hành máy móc hoặc lái xe. Hướng dẫn bệnh nhân bảo vệ mắt tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc ánh sáng mạnh khác bằng cách đeo kính râm hoặc bằng các cách khác.
Tính an toàn của thuốc này ở phụ nữ có thai chưa được thiết lập. Nói chung chỉ nên dùng thuốc giãn đồng tử cho phụ nữ có thai nếu việc điều trị được đánh giá là cần thiết.
Tính an toàn của thuốc này ở phụ nữ cho con bú chưa được thiết lập. Nói chung chỉ nên dùng thuốc giãn đồng tử cho phụ nữ cho con bú nếu việc điều trị được đánh giá là cần thiết. Phải ngưng cho con bú trong khi điều trị.
Thuốc
Dấu hiệu, triệu chứng và điều trị
Cơ chế và các yếu tố nguy cơ
Các chất ức chế MAO (trong khi điều trị và trong
vòng 3 tuần sau điều trị).
Tăng nhanh huyết áp có thể xảy ra.
Các chất ức chế
MAO có thể ức chế
các enzym chuyển
hóa của thuốc này, và
có thể làm tăng sự
mẫn cảm với catecholamin.
Các chất chống
trầm cảm 3 vòng
hoặc 4 vòng
maprotilin hydroclorid
clomipramin hydroclorid amoxapin.
Tăng nhanh huyết áp có thể xảy ra.
Các thuốc này có thể
ức chế sự hấp thu
norepinephrin tại đầu
tận cùng thần kinh
giao cảm, và có thể
làm tăng nồng độ
epinephrin ở các vị trí thụ thể.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau