Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thuốc Odiron của Công ty TNHH United International Pharma, thành phần chính là Sắt (dưới dạng Sắt II sulfate khan), Folic acid, Pyridoxine HCl (vitamin B6), Cyanocobalamin (vitamin B12). Thuốc có tác dụng phòng ngừa và điều trị thiếu máu.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Sắt | 60mg |
Acid folic | 600Mcg |
Pyridoxine hydrochloride | 20mg |
Cyanocobalamin | 25Mcg |
Thuốc Odiron chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
Odiron phối hợp với các chất dinh dưỡng chống thiếu máu và kháng homocysteine:
Sắt cần thiết cho sự tạo máu, vận chuyển và dự trữ oxy và là một co-factor quan trọng cho hoạt động của các tế bào.
Folic acid cần thiết cho sự ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh (NTDs) ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi dị tật ống thần kinh bao gồm tật nứt đốt sống có thể dẫn đến nhiều khuyết tật về thể chất (như bại liệt và não úng thủy). Cung cấp folat đầy đủ giúp phòng ngừa những tai biến sản khoa, bao gồm nhau bong non, xuất huyết, trẻ nhẹ cân và dị tật cho thai nhi. Sự thiếu hụt folat là mối quan tâm chính trong thời kỳ mang thai bởi vì trong giai đoạn này, hiệu quả hấp thu folat giảm đáng kể và tốc độ thải trừ folat qua nước tiểu tăng.
Vitamin B6 và B12 có vai trò trong sự tổng hợp hemoglobin và tạo hồng cầu. Những chất dinh dưỡng này cũng thúc đẩy chuyển hóa năng lượng và có thể giúp giảm chán ăn, nhược cơ, buồn nôn và nôn mửa.
Folic acid, Vitamin B6 và B12 tác động hiệp lực xúc tác trong chuyển hóa homocysteine để ngăn ngừa tăng homocysteine huyết.
Chưa có báo cáo.
Thuốc dùng theo đường uống.
Uống 1 viên nén bao phim mỗi ngày hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Các triệu chứng của ngộ độc sắt cấp tính được báo cáo khi dùng sắt sulfat từ 200 đến 250mg/kg ở người lớn và 20mg/kg sắt nguyên tố ở trẻ em.
Biểu hiện sớm của ngộ độc sắt cấp tính bao gồm tiêu chảy, đôi khi tiêu chảy ra máu, sốt, nôn, đau quặn dạ dày, nôn, đôi khi nôn ra máu. Các triệu chứng muộn hơn gồm môi, móng tay và lòng bàn tay ngả màu xanh, lơ mơ, nhợt nhạt, da ẩm, đôi khi co giật, thở nhanh và nông, yếu, mệt mỏi bất thường, nhịp tim nhanh và yếu.
Quá liều sắt cấp tính cần được điều trị ngay sau khi uống. Trong trường hợp quá liều có thể gây nôn bằng siro ipecac hoặc súc dạ dày với sodium bicarbonate tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Trong trường hợp ngộ độc nặng, deferoxamine là thuốc giải độc có thể dùng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp chậm. Thẩm phân trong trường hợp suy thận. Bù nước và điều chỉnh mất cân bằng điện giải nếu có, nâng huyết áp với dopamin nếu cần thiết.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng Odiron thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Sắt
Các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa thường có liên quan đến lượng sắt nguyên tố sử dụng hơn là dạng bào chế. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón. Có thể làm giảm tác dụng phụ bằng cách uống thuốc trong hoặc sau khi ăn hoặc bằng cách bắt đầu điều trị với liều thấp và tăng liều dần dần. Có thể làm đổi màu răng tạm thời. Có thể đi tiêu phân đen.
Pyridoxine
Pyridoxine thường không độc. Dùng pyridoxine kéo dài với liều 10mg/ngày được cho là an toàn nhưng dùng pyridoxine trong thời gian dài với liều 200mg hoặc hơn nữa hàng ngày có thể gây bệnh về thần kinh.
Thần kinh trung ương: Đau đầu, co giật, buồn ngủ.
Nội tiết và chuyển hóa: Nhiễm acid, acid folic giảm.
Tiêu hóa: Buồn nôn và nôn.
Gan: AST tăng.
Thần kinh - cơ: Dùng liều 200mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây viêm dây thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại nhiều di chứng.
Khác: Phản ứng dị ứng, cảm giác nóng rát, ngứa có thể xảy ra.
Cyanocobalamin
Toàn thân: Phản ứng phản vệ, sốt, đau đầu, hoa mắt, co thắt phế quản, phù mạch miệng - hầu.
Ngoài da: Phản ứng dạng trứng cá, mày đay, ban đỏ, ngứa.
Tiêu hóa: Buồn nôn.
Tim mạch: Loạn nhịp thứ phát do hạ kali huyết khi bắt đầu điều trị.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Odiron chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
Có bệnh u ác tính hoặc nghi ngờ có khối u.
Sắt: Chứng nhiễm sắc tố sắt tiên phát, loét dạ dày, viêm ruột hoặc viêm ruột kết gây loét.
Sắt
Không nên sử dụng sắt để điều trị thiếu máu tán huyết trừ trường hợp thiếu sắt.
Không nên sử dụng sắt dạng tiêm cùng sắt dạng uống để tránh quá thừa sắt.
Không dùng sắt cho những bệnh nhân được truyền máu nhiều lần, do có một lượng sắt đáng kể trong hemoglobin của hồng cầu được truyền.
Cyanocobalamin
Đối với tình trạng thiếu mái ác tính, cần phải dùng đủ liều lượng và kiểm tra công thức máu định kỳ mỗi 3 tháng trong vòng 18 tháng đầu tiên cho đến khi ổn định, sau đó kiểm tra định kỳ mỗi năm. Dùng cyanocobalamin có thể làm cho việc chẩn đoán thiếu chính xác.
Không có thông tin liên quan.
Pyridoxine
Dữ liệu về tính an toàn của pyridoxine dùng với liều điều trị trong thời kỳ mang thai chưa ghi nhận tác dụng có hại nào đối với thai nhi. Tuy nhiên cần thận trọng khi kê đơn pyridoxine cho phụ nữ có thai.
Cyanocobalamin
Không nên dùng cyanocobalamin để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ trong thai kỳ vì tình trạng này là do thiếu folat.
Pyridoxine
Dữ liệu về tính an toàn của pyridoxine dùng với liều điều trị trong thời kỳ cho con bú chưa ghi nhận tác dụng có hại nào đối với trẻ nhỏ.
Sắt
Sử dụng cùng lúc với các thuốc kháng acid với sắt đường uống có thể làm giảm sự hấp thu sắt.
Khi uống cùng lúc muối sắt và tetracycline vì sự hấp thu của cả 2 chất này đều giảm.
Đáp ứng với sắt có thể bị chậm lại khi điều trị cùng lúc với chloramphenicol.
Các muối sắt cũng được ghi nhận làm giảm hấp thu và vì thế làm giảm sinh khả dụng và tác động lâm sàng của levodopa với carbidopa, methyldopa, penicillamine, và một số quinolon (ciprofloxacin, norloxacin, ofloxacin). Không nên sử dụng các chế phẩm sắt dạng uống cùng lúc hoặc trong vòng 2 giờ sau khi sử dụng các thuốc này.
Folic acid
Folic acid có thể làm tăng chuyển hóa phenytoin, dẫn đến giảm nồng độ của phenytoin trong huyết thanh.
Sử dụng cùng lúc chloramphenicol và folic acid ở những bệnh nhân bị thiếu hụt folate có thể gây đối kháng đáp ứng tạo huyết với folic acid.
Pyridoxine
Pyridoxine HCl có thể làm giảm tác dụng của levodopa, thuốc được dùng trong điều trị bệnh parkinson.
Cyanocobalamin
Hấp thu vitamin B12 từ đường tiêu hóa có thể giảm khi dùng đồng thời với neomycin, acid aminosalicylic, các thuốc kháng thụ thể H2 và colchicin.
Nồng độ trong huyết thanh có thể bị giảm khi dùng đồng thời với thuốc tránh thai đường uống. Cloramphenicol dùng ngoài đường tiêu hóa có thể làm giảm tác dụng của vitamin B12 trong bệnh thiếu máu.
Tác dụng điều trị của vitamin B12 có thể giảm khi dùng đồng thời với omeprazol.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau