Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 0,3% Traphaco điều trị nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc (6ml)
Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 0,3% có thành phần chính là Ofloxacin. Thuốc dùng để điều trị các tổn thương ở mắt như viêm bờ mi và viêm loét giác mạc, viêm sụn mi.













Thành phần Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 03%
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Ofloxacin | 15mg |
Công dụng Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 03%
Chỉ định
Ofloxacin 0,3% được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng phần ngoài mắt do vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin gây ra như viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, đau mắt hột, viêm mi mắt, viêm tuyến lệ, viêm sụn mí, lẹo mắt.
- Phòng và điều trị nhiễm khuẩn sau phẫu thuật mắt.
Dược lực học
Ofloxacin là thuốc kháng khuẩn nhóm Fluoroquinolon. Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Neisserria spp., Staphylococcos, Streptococcus pneumonia và một vài vi khuẩn gram dương khác.
Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn, cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ. Giống như các thuốc Quinolon kháng khuẩn khác, ofloxacin ức chế DNA - gyrase là enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.
Dược động học
Thuốc nhỏ mắt có tác dụng tại chỗ nên gần như không hấp thu.
Cách dùng Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 03%
Cách dùng
Dùng nhỏ mắt.
Không dùng chung mỗi lọ cho nhiều người để tránh lây nhiễm, không dùng quá 15 ngày sau lần mở nắp đầu tiên.
Liều dùng
Các bệnh nhiễm trùng phần ngoài mắt:
Nhỏ 2 giọt vào mỗi mắt bị bệnh x 4 lần/ngày. Liều lượng có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Phòng và điều trị nhiễm trùng sau phẫu thuật mắt:
2 ngày trước khi phẫu thuật nhỏ thuốc 5 lần/ ngày, mỗi lần 1 giọt. Tùy theo từng loại phẫu thuật để sử dụng thuốc cho thích hợp, nhỏ 1 giọt ngay sau khi phẫu thuật và nhỏ thuốc sau mỗi lần thay băng.
Tham khảo ý kiến của thầy thuốc nếu đợt điều trị kéo dài trên 15 ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Chưa có báo cáo về trường hợp quá liều.
Trong trường hợp nhỏ quá liều, rửa mắt lại bằng nước ngay lập tức.
Trong trường hợp quá liều nặng, việc điều trị triệu chứng là rất cần thiết và nên tiến hành đo nhịp tim.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 03%
Khi sử dụng Ofloxacin 0,3% Traphaco, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Các phản ứng nghiêm trọng sau khi nhỏ ofloxacin rất hiếm khi xảy ra vì có 1 phần rất nhỏ được hấp thu vào cơ thể sau khi dùng thuốc.
Thuốc có thể gây kích ứng mắt và cảm giác kim châm.
Đôi khi gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn thị giác, phát ban, ngứa.
Có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Bảo quản Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 03%
Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
Lưu ý Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 03%
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Ofloxacin 0,3% chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Mẫn cảm với nhóm thuốc Quinolon.
Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Thận trọng khi sử dụng
Trong các bệnh cần điều trị dài ngày hoặc mắc bệnh nhiễm trùng bệnh viện, phải kiểm tra vi sinh học về tính nhạy cảm của các chủng vi khuẩn. Đặc biệt cần thăm dò sự đề kháng của Staphylococcos và Pseudomonas để có biện pháp điều trị thích hợp.
Trường hợp điều trị cùng với một thuốc nhỏ mắt có chứa hoạt chất khác cần phải nhỏ thuốc cách ít nhất khoảng 15 phút.
Chú ý tránh làm bẩn đầu ống nhỏ giọt để đề phòng nguy cơ bội nhiễm.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây nhìn mờ khi nhỏ thuốc. Vì vậy, khi sử dụng thuốc cho đối tượng này phải thật thận trọng.
Thời kỳ mang thai
Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Không nên sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Tương tác thuốc
Chưa có tương tác thuốc được ghi nhận khi sử dụng dưới dạng nhỏ mắt.
Câu hỏi thường gặp Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin 03%
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau
Sản phẩm liên quan
- Thuốc Cefprozil 500-US điều trị nhiễm khuẩn (1 vỉ x 10 viên)
- Thuốc Cardioton Lipa Pharma điều trị suy tim, tăng huyết áp, bổ sung năng lượng (6 vỉ x 10 viên)
- Thuốc Arcalion 200 Servier điều trị các giai đoạn mệt mỏi tạm thời (30 viên)
- Thuốc nhỏ mũi Naphazolin 0.05% Danapha điều trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi (10ml)