Thuốc nhỏ mắt Olopat OD 0.2% Ajanta điều trị tình trạng ngứa mắt kết hợp với viêm kết mạc dị ứng (3ml)
Olopat Od Ajanta 3Ml của công ty Ciron Drugs And Pharmaceuticals Pvt. Ltd, thành phần chính là olopatadin hydrochlorid, thuốc dùng để điều trị tình trạng ngứa mắt kết hợp với viêm kết mạc dị ứng theo mùa.





Thành phần Thuốc nhỏ mắt Olopat OD 0.2%
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Olopatadine hydrochloride | 2mg/ml |
Công dụng Thuốc nhỏ mắt Olopat OD 0.2%
Chỉ định
Thuốc Olopat Od Ajanta 3Ml được chỉ định dùng trong trường hợp sau:
Điều trị tình trạng ngứa mắt kết hợp với viêm kết mạc dị ứng.
Dược lực học
Olopatadin là chất ức chế giải phóng histamin từ tế dưỡng bào và là chất đối kháng tương đối chọn lọc cụ thể histamin H1, ức chế phản ứng dị ứng tuýp 1 in vivo và in vitro bao gồm cả ức chế tác dụng của histamin đối với các tế bào biểu mô kết mạc. Olopatadin không có tác động lên thụ thể alpha-adrenergic, dopamin, và thụ thể muscarinic tuýp 1 và 2.
Dược động học
Hấp thu: Sau khi nhỏ mắt, olopatadin được hấp thu toàn thân rất ít. Hai nghiên cứu tiến hành trên những người tính nguyện khỏe mạnh (tổng số 24 bệnh nhân) sử dụng dung dịch nhỏ mắt olopatadin 0,15% mỗi 12 giờ trong 12 tuần cho thấy nồng độ olopatadin trong huyết thanh nhìn chung thấp hơn giới hạn có thể định lượng được (< 0,5 ng/mL). Một số trường hợp có thể định lượng được olopatadin sau khi dùng thuốc 2 giờ và nồng độ nằm trong khoảng 0,5 đến 1,3 ng/mL.
Thải trừ: Thời gian bán thải trong huyết thanh sau khi nhỏ mắt xấp xỉ 3 giờ và thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận. Có khoảng 60 - 70% lượng thuốc hấp thu được thải trừ trong nước tiểu dưới dạng không biến đổi. 2 chất chuyển hóa chính là mono-desmethyl và N-oxyd được thải trừ qua nước tiểu với nồng độ thấp.
Cách dùng Thuốc nhỏ mắt Olopat OD 0.2%
Cách dùng
Dùng nhỏ mắt.
Liều dùng
Nhỏ 1 giọt vào mỗi mắt bị bệnh 1 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Chưa có các dữ liệu về việc sử dụng thuốc quá liều ở người do vô tình hay cố ý. Olopatadin có độc tính thấp đối với động vật thí nghiệm. Vô tình uống cả lọ thuốc vào bụng thì hàm lượng olopatadin hấp thu vào cơ thể cũng chỉ tối đa là 5 mg. Với giả thiết thuốc được hấp thu 100%, uống 1 lọ 5 ml olopatadin 1 mg/ml tương đương với liều dùng 0,5 mg/kg cho một đứa trẻ nặng 10 kg.
Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân cần phải được giám sát và xử trí thích hợp.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ Thuốc nhỏ mắt Olopat OD 0.2%
Khi sử dụng thuốc Olopat Od Ajanta 3Ml, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR):
Rất thường gặp, ADR > 1/10
- Họng: Hội chứng cảm lạnh và viêm họng.
Thường gặp, 1/100 < ADR < 1/10
Mắt: Nhìn mờ, nóng hoặc nhức mắt, viêm màng kết, khô mắt, cảm giác có vật lạ, xung huyết, đau, ngứa mắt, viêm giác mạc, phù mi mắt, đau, ngứa mắt.
Toàn thân: Suy nhược, đau lưng, hội chứng cảm cúm, đau đầu, ho nhiều, nhiễm trùng, buồn nôn, viêm mũi, viêm xoang, rối loạn vị giác.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Bảo quản Thuốc nhỏ mắt Olopat OD 0.2%
Bảo quản lọ thuốc được đóng kín dưới 30oC ở nơi tối.
Lưu ý Thuốc nhỏ mắt Olopat OD 0.2%
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Thuốc Olopat Od Ajanta 3Ml chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Mẫn cảm với olopatadin hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng khi sử dụng
Thuốc chỉ dùng tại chỗ, không được uống hoặc tiêm.
Sử dụng thuốc trong vòng một tháng sau khi mở nắp.
Bệnh nhân không nên đeo kính áp tròng khi bị đỏ mắt. Thuốc không dùng để điều trị khi bị kích ứng bởi kính áp tròng. Chất bảo quản benzalkonium chlorid có thể bị hấp thu bởi kính áp tròng mềm và không bị đỏ mắt cần được khuyên đợi ít nhất 10 phút sau khi nhỏ thuốc rồi mới đeo kính.
Dùng thuốc cho trẻ em: Độ an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc này cho trẻ em dưới 3 tuổi chưa được thiết lập.
Dùng thuốc cho người cao tuổi: Tính an toàn và hiệu quả giữa nhóm người cao tuổi và nhóm trẻ hơn không có sự khác biệt nào.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Giống với bất kỳ thuốc tra mắt nào khác có thể xảy ra tình trạng nhìn mờ hoặc rối loạn thị giác tạm thời ngay khi nhỏ thuốc. Khi xảy ra các tình trạng trên, bệnh nhân cần đợi cho đến khi nhìn rõ lại trước khi lái xe hay vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai
Phân loại C trong thai kỳ, chưa có đủ bằng chứng nghiên cứu có kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng Olopat Od Ajanta 3Ml khi nào lợi ích đem lại cho người mẹ đã được cân nhắc với nguy cơ xảy ra cho phôi hoặc bào thai.
Thời kỳ cho con bú
Thận trọng khi sử dụng với những bà mẹ đang cho con bú.
Tương tác thuốc
Chưa có nghiên cứu tương tác lâm sàng nào của olopatadin được biết.
Các nghiên cứu trên in vitro cho thấy olopatadin không gây ức chế lên những phản ứng trao đổi chất, có liên quan đến những isozym 1A2, 2C8, 2C9, 2C19, 2D6, 2E1 và 3A4 của cytochrome P450. Những kết quả này cho thấy olopatadin dường như không ảnh hưởng đến chuyển hóa của các thuốc khác khi dùng đồng thời.
Câu hỏi thường gặp Thuốc nhỏ mắt Olopat OD 0.2%
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:

Dược sĩ Đại học Nguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Nguồn: nhathuoclongchau
Sản phẩm liên quan
- Thuốc Cefprozil 500-US điều trị nhiễm khuẩn (1 vỉ x 10 viên)
- Thuốc Cardioton Lipa Pharma điều trị suy tim, tăng huyết áp, bổ sung năng lượng (6 vỉ x 10 viên)
- Thuốc Arcalion 200 Servier điều trị các giai đoạn mệt mỏi tạm thời (30 viên)
- Thuốc nhỏ mũi Naphazolin 0.05% Danapha điều trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi (10ml)