Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thuốc nhỏ mắt Phileo là sản phẩm của Samchundang Pharm Co., Ltd có thành phần chính là Levofloxacin có tác dụng điều trị viêm mí mắt, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, sát khuẩn trong khi mổ mắt.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Levofloxacin | 25mg |
Thuốc nhỏ mắt Phileo có tác dụng điều trị viêm mí mắt, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, sát khuẩn trong khi mổ mắt.
Levofloxacin là đồng phân L-isomer của Ofloxacin, một kháng sinh nhóm quinolone và có hoạt lực mạnh gấp 2 lần Ofloxacin. Cơ chế tác dụng của Levofloxacin là do ức chế topoisomerase IV và DNA gynase (cả hai đều là topoisomerase II) là các enzyme cần thiết cho quá trình nhân lên, sao chép, sửa chữa, và tái tổ hợp DNA của vi khuẩn.
Trên in vitro, Levofloxacin có phổ tác dụng rộng đối với các chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm và nồng độ thuốc có tác dụng diệt khuẩn tương đương hoặc cao hơn chút ít so với nồng độ ức chế vi khuẩn.
Trong cả in vitro và nhiễm khuẫn lâm sàng, Levofloxacin có tác dụng đối với hầu hết các chủng vi khuẩn.
Nồng độ trung bình của Levofloxacin trong nước mắt dao động trong khoảng từ 34,9-221,2 microgram/ml sau 60 phút nhỏ thuốc. Nồng độ trung bình của Levofloxacin trong nước mắt đo được sau 4 giờ nhỏ thuốc là 17,0microgram/ml và sau 6 giờ là 6,64microgram/ml.
Thuốc dùng nhỏ mắt.
Ngày 1 và ngày 2: Nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt bị nhiễm khuẩn mỗi 2 giờ một lần, 8 lần/ngày.
Ngày 3 đến ngày 7: Nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt bị nhiễm mỗi 4 giờ một lần, 4 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Quá liều thuốc nhỏ mắt levofloxacin là rất hiếm khi xảy ra. Triệu chứng quá liều như tác dụng không mong muốn. Nếu quá liều xảy ra, bệnh nhân cần rửa mắt bằng nước ấm sạch và điều trị triệu chứng.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận là giảm thị lực, sốt, cảm giác có vật lạ, đau đầu, nóng rát mắt thoảng qua, đau hoặc khó chịu ở mắt, viêm họng và sợ ánh sáng (chiếm 1-3%). Các phản ứng khác như phản ứng dị ứng, xưng mí mắt, khô mắt và ngứa mắt (dưới 1%).
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc nhỏ mắt Phileo chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Cũng như các thuốc kháng khuẩn khác, sử dụng lâu dài có thể gây ra sự phát triển của các chủng vi khuẩn không nhạy cảm khác, bao gồm cả nấm. Nếu có sự nhiễm xảy ra, không nên sử dụng thuốc và thay thế bằng một liệu pháp điều trị khác.
Không chạm đầu nhỏ giọt vào bất kỳ bề mặt nào vì có thể làm hỏng dung dịch thuốc.
Đối với những bệnh nhân đeo kính áp tròng, phải bỏ kính áp tròng trước khi sử dụng thuốc và chỉ đeo lại sau khi đã dùng thuốc 30 phút.
Thuốc không được tiêm, chỉ sử dụng trong nhãn khoa.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc, không để đầu ống thuốc tiếp xúc với mắt để tránh thuốc bị nhiễm khuẩn.
Không nên dùng thuốc đã hết hạn. Chỉ dùng thuốc trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp.
Phụ nữ có thai: Độ an toàn của thuốc ở phụ nữ mang thai chưa được xác định. Do đó, chỉ nên dùng thuốc cho đối tượng này khi các lợi ích do thuốc mang lại nhiều hơn nguy cơ cho thai.
Phụ nữ cho con bú: Levofloxacin có khả năng được phân bố vào sữa mẹ. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
Không nên dùng thuốc khi đang lái xe và vận hành máy móc.
Không có tương tác thuốc của dạng nhỏ mắt nào được ghi nhận. Tuy nhiên đối với dạng dùng toàn thân của vài Quinolon khác thì gặp một số tương tác sau: Làm tăng nồng độ Theophylin trong huyết tương, ngăn chặn sự chuyển hóa của Caffein, tăng tác dụng chống đông máu của Warfarin dạng uống và các dẫn chất của nó.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau