Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Siro A.T Zinc An Thiên của công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên, thành phần chính chứa kẽm (dưới dạng kẽm gluconat). Đây là thuốc bổ sung kẽm cho trẻ em và người lớn, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh; uống kết hợp với các dung dịch bù nước và điện giải trong phác đồ điều trị tiêu chảy kéo dài, phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm. Siro A.T Zinc An Thiên được bào chế dưới dạng dung dịch uống màu đỏ, hương dâu, hộp 20, 30, 50 ống nhựa 5 ml hoặc hộp 1 chai 30, 60, 100 ml.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Kẽm Gluconat | 10mg |
Thuốc Siro A.T Zinc An Thiên 30 ống x 5ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Cơ thể người chứa khoảng 2 - 3 g kẽm, có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym, là những chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm. Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên.
Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng kẽm đáng kể. Việc giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài.
Kẽm có thể liên kết với các nhóm hydryl, amino, imidozol acid và các phân tử hữu cơ khác. Kẽm được hấp thu chủ yếu qua tá tràng, sau đó gắn kết lỏng lẻo với protein huyết tương và nhanh chóng đi đến các mô của cơ thể. Nồng độ kẽm trong huyết tương giảm ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
Kẽm hiện diện trong tất cả các mô của cơ thể và tập trung với nồng độ cao ở tuyến tiền liệt và màng mạch của mắt (mạch mạc mắt).
Sự hấp thu của kẽm tại tá tràng giảm khi có sự hiện diện của oxylat, phosphat, canxi, đồng và tăng khi có sự hiện diện của glucose, các amino acid, iodoquinol và các chất tạo phức chelat.
Mỗi ngày có khoảng 2 - 5 mg kẽm được đào thải qua tuyến tụy và qua đường ruột, khoảng 500 - 800 mg kẽm được đào thải qua ống thận, khoảng 500 mg kẽm được bài tiết qua mồ hôi.
Khoảng 99% lượng kẽm trong cơ thể nằm trong các tế bào, phần còn lại được tìm thấy trong huyết tương và các dịch ngoại bào. Nồng độ kẽm trong huyết tương khoảng 100mg/100ml, trong đó khoảng 70% liên kết với albumin, phần còn lại chủ yếu liên kết với α2-macroglobulin.
Dùng uống. Uống sau bữa ăn.
Đối với quy cách ống uống 5 ml:
Trẻ em dưới 6 tuổi: 1/2 ống/ngày.
Người lớn, trẻ em trên 6 tuổi: 1 ống/ngày.
Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú: 2 ống/ngày.
Đối với quy cách chai:
Trẻ em dưới 6 tuổi: 2,5 ml/ngày (đong bằng cốc đong kèm theo).
Người lớn, trẻ em trên 6 tuổi: 5 ml/ngày (đong bằng cốc đong kèm theo).
Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú: 10 ml/ngày (đong bằng cốc đong kèm theo).
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn.
Điều trị: Than hoạt tính, sữa, calci carbonat làm chậm sự hấp thu kẽm.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Siro A.T Zinc An Thiên, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, kích ứng dạ dày.
Dùng kẽm gluconat kéo dài với liều cao dẫn đến nguy cơ thiếu đồng, gây thiếu máu và giảm bạch cầu trung tính. Nên theo dõi công thức máu và cholesterol huyết thanh để phát hiện sớm dấu hiệu của sự thiếu hụt đồng.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30oC.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Không dùng thuốc quá hạn dùng ghi trên bao bì.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Siro A.T Zinc An Thiên chống chỉ định trong các trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Lưu ý với bệnh nhân suy thận vì có thể xảy ra hiện tượng tích lũy kẽm.
Tá dược có chứa lactose: Không nên sử dụng cho bệnh nhân không dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase, rối loạn hấp thu glucose - galactose.
Tá dược có sucrose và sorbitol: Bệnh nhân mắc các rối loạn điều trị về dung nạp fructose, rối loạn hấp thu glucose - galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrose - isomaltase không nên sử dụng thuốc này.
Tá dược màu đỏ erythrosin, methyl paraben, propyl paraben, có nguy cơ gây phản ứng dị ứng.
Chưa có dữ liệu về tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.
Hỏi ý kiến của bác sĩ. Bổ sung nhu cầu hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ (không quá 45 mg kẽm/ngày).
Hỏi ý kiến của bác sĩ. Bổ sung nhu cầu hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ (không quá 45 mg kẽm/ngày).
Sự hấp thu của kẽm có thể giảm nếu dùng chung với sắt, penicilamin, chế phẩm chứa phospho và tetracyclin.
Uống kẽm gluconat có thể làm giảm hấp thu của đồng, fluoroquinolon, sắt, penicilamin và tetracyclin.
Trientin: Trientin có thể làm giảm sự hấp thu kẽm, cũng như kẽm có thể làm giảm sự hấp thu trientin.
Muối calci: Sự hấp thu kẽm có thể bị giảm bởi các muối calci.
Thực phẩm: Các nghiên cứu về sử dụng đồng thời kẽm với thực phẩm thực hiện trên người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy sự hấp thu kẽm đã bị trì hoãn đáng kể bởi nhiều loại thực phẩm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa). Các chất có trong thực phẩm, đặc biệt là phytat và chất xơ, gắn kết với kẽm và ngăn chặn sự hấp thu vào tế bào ruột.
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với thuốc khác.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Nguồn: nhathuoclongchau