Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
**Thuốc Sulfaganin 500** của _Công ty Cổ phần Hóa - dược phẩm Mekophar_, thành phần chính _sulfaguanidine_, thuốc được sử dụng để điều trị tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi khuẩn mà chưa có các dấu hiệu suy giảm tình trạng cơ thể.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Sulfaguanidine | 500mg |
Thuốc Sulfaganin 500 được chỉ định dùng điều trị tiêu chảy cấp do nguyên nhân vi khuẩn mà chưa có các dấu hiệu suy giảm tình trạng cơ thể.
Sulfaguanidine là một sulfonamide có tác động chủ yếu là kìm khuẩn.
Sulfaguanidine có cầu trúc tương tự acid p-aminobenzoic, do đó cản trở sự tổng hợp acid nucleic ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách ức chế sự chuyển đổi của acid p-aminobenzoic thành coenzyme acid dihydrofolic - một dạng chuyển hóa của acid folic.
Sulfaguanidine hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu rất ít (khoảng 20%). Tuy nhiên, hấp thu có thể tăng ở những bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa. Sulfaguanidine cũng như các sulfonamide khác chuyển hóa chủ yếu ở gan, phần lớn thành dẫn xuất acetyl không có hoạt tính và ít tan trong trong nước. Các sulfonamide và chất chuyển hoá của nó thải trừ phần lớn ở thận.
Thuốc Sulfaganin 500 dùng đường uống. Uống thuốc với nhiều nước.
Người lớn: Uống 4 - 6 viên/ngày, chia 2 -3 lần.
Trẻ em:
Từ 7 đến 15 tuổi: Uống 3 - 4 viên/ngày, chia 2 - 3 lần.
Từ 1 đến dưới 7 tuổi: Uống 2 - 3 viên/ngày, chia 2 - 3 lần.
Một đợt dùng từ 5 - 7 ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Nếu trường hợp quá liều xảy ra, đề nghị đến ngay cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế có phương pháp xử lý.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Sulfaganin 500, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chán ăn.
Phản ứng dị ứng: Nổi ban da và mày đay.
Không xác định tần suất
Phản ứng dị ứng: Ban da, phản ứng nhạy cảm với ánh sáng, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell.
Máu: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm prothrombin huyết, tăng bạch cầu ưa eosin.
Gan: Suy giảm chức năng gan.
Thận: Suy giảm chức năng thận.
Hướng dẫn cách xử trí ADR: Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
Công ty cổ phần hóa - dược phẩm Mekophar được thành lập từ năm 1975 và chính thức đổi tên thành công ty cổ phần Hoá - dược phẩm Mekophar vào năm 2001. Phương châm hành động: Mekophar luôn luôn vì sức khỏe của bạn, chúng tôi mong muốn chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt nhất. Nhiệm vụ của chúng tôi là nghiên cứu, phát triển và cung cấp các loại dược phẩm mới, tốt, an toàn, hiệu quả để phục vụ người bệnh.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Sulfaganin 500 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với sulfonamide hay một trong các thành phần của thuốc.
Bệnh nhân thiếu glucose--6-phosphate dehydrogenase (G6PD).
Bệnh nhân có rối loạn tạo máu, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, bệnh thận nặng, suy gan nặng.
Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
Ngưng ngay lập tức việc sử dụng thuốc khi có bất kỳ dấu hiệu mẫn cảm nào.
Nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ do sử dụng thuốc ở những bệnh nhân lớn tuổi, tổn thương gan hoặc thận, tắc nghẽn đường tiểu, loạn sản máu, dị ứng hay hen phế quản.
Điều trị không thể thay thế chế độ ăn uống và việc bù nước nêu cần thiết. Mức độ bù nước và đường sử đụng (đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch) tuỳ theo tuổi, tình trạng bệnh nhân và mức độ tiêu chảy.
Cần kiểm tra số lượng hồng cầu và xét nghiệm nước tiểu, đặc biệt trong thời gian điều trị kéo dài.
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy.
Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai.
Không dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú.
PABA (para-aminobenzoic acid) hay các dẫn xuất đối kháng với tác động của sulfonamide, do đó không dùng phối hợp sulfonamide với các thuốc bị thủy phân thành PABA.
Các thuốc chống đông, các thuốc chống co giật hoặc các thuốc uống chống đái tháo đường có thể bị đẩy ra khỏi vị trí gắn protein và/hoặc chuyển hóa của các thuốc này có thể bị ức chế bởi các sulfonamide, dẫn đến tăng hoặc kéo dài tác dụng hoặc độc tính. Cần phải điều chỉnh liều trong và sau khi điều trị bằng sulfonamide.
Hiệu lực của methotrexate, phenylbutazone, sulfinpyrazon có thể tăng lên khi dùng đồng thời với sulfonamide vì thuốc có thể bi đẩy ra khỏi vị trí liên kết với protein.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau