Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
**T3 Mycin** do _Công ty Hoe Pharmaceuticals Sdn. Bhd_.- Malaysia sản xuất. Thuốc có thành phần chính là Clindamycin Phosphate. Đây là thuốc được dùng để điều trị mụn trứng cá thông thường, đặc biệt các trường hợp mụn trứng cá có mủ hoặc kèm viêm.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Clindamycin | 1% |
Thuốc T3 Mycin được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Clindamycin phosphat, một kháng sinh nhóm lincosamid, là dẫn chất gắn chlor của lincomysin được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí nặng.
Mặc dù clindamycin phosphat không có hoạt tính in vitro nhưng quá trình thủy phân in vivo giúp chuyển clindamycin phosphat thành clindamycin có hoạt tính kháng khuẩn. Clindamycin có hoạt tính kháng khuẩn in vivo trên Propionibacterium acnes phân lập, tác dụng này làm cho thuốc có hiệu quả điều trị mụn. Clindamycin ức chế Propionibacterium acnes trong tất cả các thử nghiệm nuôi cấy in vitro (trị số MIC là 0.4µg/ml).
Sau khi bôi clindamycin, tỷ lệ acid tự do trên bề mặt da giảm từ khoảng 14% xuống còn 2%. Clindamycin được chuyển hóa chủ yếu tại gan. Khoảng 10% liều sử dụng được đào thải qua nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính và các chất chuyển hóa, khoảng 4% đào thải qua phân, phần còn lại đào thải dưới dạng các chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Quá trình thải trừ thuốc diễn ra chậm và kéo dài tới vài ngày.
Bôi ngoài da.
Thoa một lớp T3 mycin gel mỏng lên vùng da bệnh, hai lần mỗi ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Đã có báo cáo về viêm kết tràng giả mạc. Trường hợp nhẹ thường đáp ứng với việc ngưng dùng thuốc đơn thuần. Trường hợp trung bình đến nặng, nên cân nhắc việc điều trị bằng cách bổ sung nước, chất điện giải, protein cho bệnh nhân, và điều trị bằng một loại kháng sinh có hiệu quả lâm sàng đối với viêm kết tràng do Clostridium difficile.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc T3 Mycin, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tiêu chảy, đi tiểu ra máu và viêm kết tràng (kể cả viêm kết tràng giả mạc) là những tác dụng phụ xảy ra ở những bệnh nhân được điều trị bằng Clindamycin tại chỗ. Những tác dụng phụ tại chỗ khác bao gồm viêm da do tiếp xúc, kích ứng (ví dụ như ban đỏ, bong da, cảm giác bỏng rát), nhờn da, khô da, viêm nang lông do vi khuẩn gram âm.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Giữ thuốc trong hộp kín, tránh ánh sáng mạnh. Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc T3 Mycin chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Nên kê toa Clindamycin phosphate thận trọng cho những bệnh nhân bị quá mẫn. Clindamycin dùng ngoài được hấp thu qua bề mặt của da. Đã có báo cáo về tiêu chảy, đi tiêu ra máu và viêm kết tràng (kể cả viêm kết tràng giả mạc) khi dùng Clindamycin toàn thân và tại chỗ.
Chưa rõ.
Độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai chưa được chứng minh.
Chưa rõ clindamycin có được tiết vào sữa mẹ sau khi sử dụng gel T3 Mycin hay không. Tuy nhiên, khi sử dụng theo đường uống và tiêm, đã ghi nhận clindamycin được tiết vào sữa mẹ. Theo nguyên tắc chung, do nhiều thuốc được tiết vào sữa mẹ nên phụ nữ cho con bú không nên sử dụng gel T3 Mycin.
Clindamycin có đặc tính ức chế thần kinh cơ do đó có thể làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh khác. Vì vậy, nên thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế thần kinh. In vitro cho thấy Clindamycin có tác động đối kháng với Erythromycin, vì vậy không nên dùng đồng thời 2 thuốc này.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau