Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Tobramycin 0.3% Hà Tây 5ml là thuốc tra mắt có thành phần là tobramycin. Thuốc được dùng điều trị tại chỗ các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm ở mắt và vùng phụ cận.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Tobramycin | 0.3% |
Thuốc Tobramycin 0.3% Hà Tây 5ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Tobramycin là một kháng sinh họ aminoglycosid. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Mặc dù cơ chế tác dụng chính xác chưa biết đầy đủ, nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.
Phổ kháng khuẩn của tobramycin như sau
Những chủng thường nhạy cảm: Esecherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, Serratia, Proteus indole (-), Proteus indole (+), Salmonella, Shigella, Pseudomonas, Acinetobacter, Staphylococci.
Những chủng kháng thuốc (MIC > 16µg/ml): Meningococci, Streptococci gồm cả Pneumococci, Treponema pallidum, các chủng kỵ khí. Mặc dù không có hoạt tính chống Streptococci trong ống nghiệm, tobramycin có tác dụng hiệp đồng với các beta-lactamine đối với các chủng này. Ở một mức độ nhẹ hơn, hoạt động hiệp đồng này diễn ra tương tự như vậy chống Staphylococci.
Thuốc có tác dụng tại chỗ, thẩm thấu rất kém vào thủy dịch. Lượng thuốc dùng ngoài đã được rửa sạch khỏi bề mặt của mắt trong khoảng 15 - 30 phút. Nồng độ tobramycin toàn thân vẫn ở dưới mức có thể phát hiện được trong cơ thể người được điều trị bằng dung dịch tra mắt tobramycin 0,3%.
Thuốc dùng tra mắt.
Lưu ý: Lọ đã mở nắp chỉ dùng trong 14 ngày (quá 14 ngày nếu đang điều trị thì dùng lọ mới).
Bệnh nhẹ và trung bình
Nhỏ mắt mỗi lần 1 - 2 giọt/lần x 3 - 4 lần/ngày.
Bệnh nhiễm khuẩn nặng
Nhỏ mắt 1 - 2 giọt/lần, 1 giờ/lần đến khi bệnh giảm. Sau đó giảm liều dần dần đến khi ngừng thuốc. Thời gian điều trị từ 5 - 15 ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Các dấu hiệu và triệu chứng do quá liều như viêm giác mạc có đốm, xung huyết, tăng chảy nước mắt, phù và ngứa mí mắt, những triệu chứng này có thể tương tự các phản ứng không mong muốn có thể gặp ở bệnh nhân.
Xử trí
Rửa mắt với nước ấm sạch để loại bỏ thuốc.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Tobramycin 0.3% Hà Tây 5ml, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nơi khô, nhiệt độ dưới 300C.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Tobramycin 0.3% Hà Tây 5ml chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với aminoglycosid nhỏ mắt có thể xảy ra ở 1 số bệnh nhân, biểu hiện bằng ngứa mí mắt, phù nề, xuất huyết kết mạc. Nếu phản ứng mẫn cảm xảy ra, cần ngừng sử dụng thuốc.
Cũng giống như sử dụng các kháng sinh khác, dùng thuốc kéo dài có thể làm cho các các chủng không nhạy cảm, bao gồm cả nấm phát triển quá mức. Nếu nghi ngờ bội nhiễm cần được điều trị kịp thời.
Thuốc không gây buồn ngủ nên không ảnh hưởng gì với người lái xe và vận hành máy móc.
Nghiên cứu trên động vật với liều gấp 30 lần liều dùng toàn thân bình thường ở người cho thấy tobramycin không làm rối loạn sự thụ tinh và không làm tổn thương thai. Tuy nhiên trên phụ nữ mang thai. Chưa có nghiên cứu đầy đủ và đối chứng tốt. Vì không phải các nghiên cứu trên động vật luôn dự đoán được những đáp ứng trên người, nên khi mang thai chỉ sử dụng thuốc này khi thật cần thiết.
Tobramycin được tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Chưa biết sự hấp thu của tobramycin qua niêm mạc mắt. Do đó tránh tác hại cho bé bú mẹ. Cần ngưng dùng tobramycin hoặc ngưng cho bé bú.
Giống như gentamicin nếu sử dụng đồng thời hoặc tiếp theo với các chất khác gây độc cơ quan thính giác và thận, có thể làm tăng tính độc của các aminoglycosid. Sử dụng đồng thời tobramycin với các chất chẹn thần kinh - cơ sẽ phong bế thần kinh - cơ và gây liệt hô hấp.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau