Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thuốc Uvomo được sản xuất bởi công ty Saga Laboratories - Ấn Độ, thành phần chính Mosaprid citrat dihydrat, được chỉ định trong những trường hợp rối loạn tiêu hóa liên quan đến giảm chuyển động dạ dày ruột như ợ nóng, buồn nôn, nôn.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Mosaprid Citrat | 5mg |
Thuốc Uvomo được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Mosaprid là một nhóm prokinetic mới. Là thuốc chủ vận thụ thể 5-HT4 chọn lọc. Phức hợp này làm cho dễ dàng hoặc phục hồi chuyển động dạ dày ruột. Tác động của mosaprid là làm tăng phóng thích acetylcholin và kích thích vận động đường tiêu hóa.
Hấp thu
Sau khi uống, mosaprid được hấp thu nhanh hoàn toàn trong cơ quan tiêu hóa. Các nghiên cứu ở người báo cáo rằng sau khi dùng đường uống liều đơn mosaprid ở những người khỏe mạnh, nồng độ trung bình trong huyết tương của mosaprid đạt đến đỉnh sau 0,5 - 1 giờ.
Những tác động của thức ăn: Mosaprid có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
Phân bố
Mosaprid liên kết với protein trong huyết tương 99%.
Chuyển hóa
Mosaprid được chuyển hóa chính ở gan bởi enzyme P-450 chủ yếu CYP3A4. Chất chuyển hóa chính là phức hợp des-fluorobenzyl.
Bài tiết
Mosaprid được bài tiết chính qua nước tiểu và qua phân. Đã được báo cáo sau khi uống liều đơn mosaprid citrat 5 mg ở những người khỏe mạnh khi đói. 0,1 % được bài tiết dưới dạng không đổi trong khi 7% được bài tiết dưới dạng chất chuyển hóa chính. Thời gian bán thải biểu kiến là 1,4 - 2 giờ.
Uống 5 mg/lần x 3 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Các triệu chứng của quá liều gồm khó chịu dạ dày và tiêu chảy hoặc nhịp tim không đều.
Nên điều trị bằng cách rửa dạ dày và/hoặc dùng than hoạt tính, theo dõi cẩn thận và điều trị hỗ trợ.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Uvomo, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tần suất không rõ, ADR
Tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, táo bón, khô miệng, buồn nôn/nôn, thay đổi vị giác, chướng bụng, tê miệng.
Thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.
Toàn thân: Phù, nổi ban, mề đay.
Máu và hệ tạo máu: Tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu.
Gan - mật: Tăng hoạt tính men gan.
Tim mạch: Đánh trống ngực.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô mát. Tránh ánh sáng.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Uvomo chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Những bệnh nhân được biết quá mẫn với mosaprid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân suy gan nặng.
Chảy máu đường tiêu hóa, tắc cơ học đường tiêu hóa.
Thủng đường tiêu hóa hoặc trường hợp bị nguy hiểm khi kích thích vận động đường tiêu hóa.
Tiếp tục dùng thuốc không được khuyến cáo nếu không cải thiện các triệu chứng dạ dày ruột sau 2 tuần dùng thuốc.
Người cao tuổi, suy thận, suy gan.
Nên sử dụng thận trọng.
Không có các nghiên cứu mosaprid được kiểm soát tốt trong quá trình thai kỳ. Tính an toàn của mosaprid ở phụ nữ mang thai chưa được thiết lập. Mosaprid nên được sử dụng chỉ khi lợi ích điều trị hơn nguy cơ có thể xảy ra.
Không có các nghiên cứu mosaprid được kiểm soát tốt trong khi đang cho con bú. Dữ liệu từ các nghiên cứu thú vật cho thấy mosaprid được bài tiết qua sữa mẹ. Dùng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú nên tránh. Mosaprid nên được sử dụng chỉ khi lợi ích của điều trị hơn nguy cơ có thể xảy ra ở phụ nữ đang cho con bú. Phụ nữ đang cho con bú nên ngừng thuốc trong quá trình điều trị mosaprid.
Nồng độ mosaprid tăng bởi erythromycin.
Mosaprid có thể làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT khi dùng đồng thời với thuốc có tác dụng kéo dài khoảng QT như thuốc chống loạn nhịp (amiodaron, flecainid, procainamid...), thuốc chống loạn thần (clorpromazin, haloperidol, olanzapin...), thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptylin, clomipramin...), terfenadin, astemizol, các quinin (mefloquin, chloroquin), các kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin...) và nhóm quinolon (ciprofloxacin, levofloxacin, norfloxacin...).
Nên cẩn trọng khi sử dụng đồng thời mosaprid với các thuốc sau: Các thuốc kháng cholinergic như atropin, scopolamin, butylscopolamin bromid, homatropin, methanthelin... vì có khả năng làm giảm hiệu lực của mosaprid. Vì vậy trong trường hợp sử dụng đồng thời với các thuốc kháng cholinergic, lưu ý sử dụng các biện pháp như là dùng thuốc cách quãng.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Nguồn: nhathuoclongchau