Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Zidocin DHG là thuốc điều trị nhiễm trùng răng miệng, có chứa thành phần gồm spiramycin và metronidazol. Thuốc đóng gói thành hộp 2 vỉ x 10 viên.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Spiramycin | 750000iu |
Metronidazole | 125mg |
Thuốc Zidocin Dhg 2X10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Zidocin Dhg là thuốc phối hợp spiramycin kháng sinh họ macrolid và metronidazol kháng sinh họ 5-nitro-imidazol, dùng trong điểu trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng. Spiramycin có hoạt tính kháng khuẩn trên các vi khuẩn thường gây bệnh vùng răng miệng như liên cầu khuẩn không phải nhóm D, phế cầu khuẩn, Mycoplasma, Chlamydia, Corynebacterium, Actitomyces. Hoạt tính kháng khuẩn của metronidazol trên các vi khuẩn thường gây bệnh vùng răng miệng như trực khuẩn kỵ khí bắt buộc: Clostridium, Bacteroides fragilis, Peptostreptococcus, Peptococcus, C. perfringens, Bitidobacterium bifidum.
Spiramycin được hấp thu không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Thuốc uống được hấp thu khoảng 20 - 50% liều sử dụng. Thời gian bán thải trung bình là 5 - 8 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu ở mật. Metronidazol thường hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống. Thời gian bán thải khoảng 8 giờ.
Metronidazol chuyển hóa ở gan thành các chất chuyển hóa dạng hydroxy và acid, thải trừ qua nước tiểu một phần dưới dạng glucuronid. Hai hoạt chất spiramycin và metronidazol trong Zidocin Dhg thâm nhập tốt vào các mô vùng răng miệng, trong nước bọt, nướu và xương ổ răng.
Dùng đường uống.
Người lớn
Dùng 4 - 6 viên/ngày, chia làm 2 - 3 lần.
Trong trường hợp nặng có thể dùng 8 viên/ngày.
Trẻ em từ 10 - 15 tuổi
Dùng 3 viên/ngày.
Trẻ em từ 6 - 10 tuổi
Dùng 2 viên/ngày.
Lưu ý: liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Quá liều và cách xử trí của spiramycin: Chưa tìm thấy tài liệu.
Quá liều và cách xử trí của metronidazol: Metronidazol uống một liều duy nhất tới 15g đã được báo cáo. Triệu chứng bao gồm buồn nồn, nôn và mất điều hòa. Tác dụng độc thần kinh gồm có co giật. Viêm dây thần kinh ngoại biên đã được báo cáo sau 5 tới 7 ngày dùng liều 6 - 10,4g cách 2 ngày/lần.
Điều trị: Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Điều trị triệu chứng hỗ trợ.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Zidocin Dhg 2X10, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Rối loạn tiêu hóa: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Phản ứng dị ứng: Nổi mề đay. Những tác dụng phụ liên quan tới metronidazol như: Vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng, giảm bạch cầu vừa phải, nước tiểu sẫm màu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nơi khô, nhiệt độ không quá 300C. Tránh ánh sáng.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Zidocin Dhg 2X10 chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Quá mẫn cảm với spiramycin hoặc metronidazol.
Trẻ dưới 6 tuổi.
Đối với bệnh nhân rối loạn chức năng gan, vì thuốc có thể gây độc gan. Không được uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Nên kiểm tra công thức máu khi điều trị lâu dài.
Than trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Không nên dùng trong ba tháng đầu thai kỳ.
Nên ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc.
Đối với spiramycin: Dùng đồng thời với thuốc uống ngừa thai làm mất tác dụng phòng ngừa thụ thai.
Đối với metronidazol: Tăng tác dụng thuốc chống đông (warfarin) và thuốc giãn cơ không khử cực (vecuronium). Dùng chung với rượu gây phản ứng kiểu disulfiram. Làm tăng nồng độ lithium trong huyết thanh. Phenobarbital làm tăng chuyển hóa metronidazol.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau