Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Em đã có cháu gái đầu 3 tuổi giờ 2 vợ chồng em dự tính sinh cháu thứ 2 nhưng sinh hoạt đã 4 tháng nay không dùng biện pháp tránh thai nào và đều dùng que thử rụng trứng để xác định thời gian dễ mang thai ,sau khi quan hệ xong em đều nầm ít nhất là 3 tiếng để giữ tinh trùng mà vẫn chưa thấy có thai. Kỳ kinh nguyệt của em không được đều, tháng thì 30 ngày tháng thì 26 ngày, khi thì 20 ngày thôi. Em xét nghiệm AMH thì chỉ số thấp hơn mức bình thường 1 chút.Mấy tháng siêu âm trứng thì đều rụng trứng bên phải vậy có ảnh hưởng gì khi trứng chỉ rụng 1 bên không ạ?.Như vậy có ảnh hưởng gì đến việc có con không.Em để ý vào thời gian rụng trứng em đều ra dịch nhiều hơn ngày bình thường nhưng dịch không dai như lòng trắng trứng mà loãng như nước và không có mùi hôi.Dịch như vậy có bất thường không ? Có phải là bệnh lý của bệnh gì không ạ ? Xin bác sĩ tư vấn giúp để vợ chồng em sớm có tin vui .Em xin cảm ơn và mong có phản hồi từ bác sĩ !
icnm
14/05/2013
Thân gửi chị Vân! 1. Chị có nói đã làm xét nghiệm AMH thấp hơn bình thường, nhưng không nói cụ thể nồng độ AMH là bao nhiêu. AMH được tiết trực tiếp bởi các tế bào hạt của nang noãn buồng trứng và có liên quan trực tiếp với số lượng nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng. Do đó, nồng độ AMH cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, hay còn gọi là dự trữ buồng trứng. Dự trữ buồng trứng càng tốt có nghĩa là khả năng sinh sản của buồng trứng càng cao và ngược lại. Nồng độ AMH không thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh và giảm dần theo tuổi. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, nồng độ AMH bình thường nằm trong khoảng từ 2,0 - 6,8ng/ml (14,28 - 48,55 pmol/L).2. Bình thường mỗi tháng cơ thể người phụ nữ đều sản sinh ra một số lượng trứng nhất định và nang trứng nào trưởng thành trội hơn các nang trứng còn lại sẽ có xu hướng rụng trước. Vì vậy, việc rụng trứng chỉ xuất hiện một bên buồng trứng cũng có thể xảy ở nhiều chu kỳ. Tuy nhiên, chị cũng nên kết hợp thêm với việc siêu âm phần phụ và xét nghiệm nội tiết để kiểm tra. 3. Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt như: viêm nhiễm phàn phần phụ, các bệnh lý phụ khoa, trạng thái thần kinh căng thẳng, stress, rối loạn nội tiết hormon, bệnh lý về máu... Vì vậy, chị nên khám bác sỹ chuyên khoa để tìm nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và điều trị theo nguyên nhân. 4. Đối với những phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không đều rất khó để xác định được thời điểm rụng trứng chính xác. Vì vậy, chị có thể dựa vào các dấu hiệu tăng tiết dịch ở cổ tử cung để nhận biết sự rụng trứng. Bình thường, khi rụng trứng mức độ chất nhờn tăng nhiều hơn và dịch đặc hơn bình thường giống như lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nếu kết hợp với viêm nhiễm phần phụ thì dịch có thể sẽ không trong. Chị cũng nên đi khám phụ khoa để kiểm tra viêm nhiễm phần phụ và điều trị. Chúc chị và gia đình hạnh phúc. BS chuyên khoa sản
Nguồn: icnm