Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
thưa bác sĩ, em mới bị sảy thai, khi xét nghiệm thấy có siêu vi khuẩn mycoplasma, bác sĩ có thể tư vấn giúp e về cách phòng và điểu trị bệnh này được k ạ? em xin chân thành cảm ơn!
icnm
08/09/2015
Bạn Chinh thân mến, - Mycoplasma là chủng vi khuẩn nhỏ nhất, không có thành tế bào bao bọc nên không đáp ứng với thuốc nhuộm gram và không nhạy cảm với nhiều loại thuốc kháng khuẩn thường dùng, kể cả beta - lactam. Vi khuẩn Mycoplasma thường có ở bề mặt niêm mạc, ngoài tế bào, trừ trường hợp bị suy giảm miễn dịch thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và phát tán tới các cơ quan và mô trên khắp cơ thể. Có tới 17 chủng Mycoplasma đã được phân lập ở người, nhưng chỉ có 4 tuýp vi khuẩn gây ra phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn, đó là các chủng M.pneumoniae, M.hominis, M.genitalium, và M.ureaplasma.Vi khuẩn Mycoplasma trong sản phụ khoa gồm 5 chủng, nhưng thường gặp nhất là chủng Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma hominis, 3 chủng kia hiếm gặp và khả năng sinh bệnh còn chưa rõ. + Chủng U.urealyticum và M.hominis thuộc về quần thể vi khuẩn ở đường sinh dục: M.hominis thường tìm thấy trong bệnh loạn khuẩn âm đạo và là nguyên nhân gây viêm phần phụ. + U.urealyticum là nguyên nhân gây viêm màng ối, hiếm muộn, sẩy thai tự nhiên và suy dinh dưỡng sơ sinh. Hai chủng Mycoplasma này là nguyên nhân gây ra viêm nội mạc tử cung, sốt sau đẻ hoặc sau sẩy và nhiễm khuẩn sơ sinh. Để chẩn đoán xác định chủng vi khuẩn này cần phải dựa vào nuôi cấy dịch âm đạo. Việc điều trị phụ thuộc vào độ nhạy cảm thể hiện trên kháng sinh đó, khu vực nhiễm khuẩn, các nhiễm khuẩn phối hợp có thể gặp và các chống chỉ định theo từng cơ địa. Do vậy, bạn cần phải đến gặp trực tiếp bác sỹ chuyên khoa và cung cấp kết quả nuôi cấy dịch âm đạo để bác sỹ tiến hành điều trị cho bạn dựa trên kết quả nuôi cấy. Để phòng bệnh, bạn cần: - Ăn uống: cần ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại mầm bệnh lây nhiễm. - Vệ sinh sạch sẽ: tránh thụt rửa "vùng kín", chỉ nên vệ sinh bên ngoài bằng nước sạch hàng ngày, nhất là vào những ngày có kinh nguyệt hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục. - Mặc quần lót rộng, thấm mồ hôi để giữ cho "vùng kín" khô ráo. - Định kỳ 3 tháng bạn nên đi khám phụ khoa một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu của mầm bệnh và chữa trị tận gốc ngay sau đó. Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc. Bác sỹ Dương Ngọc Vân
Nguồn: icnm