Thuốc Cartijoints Extra 750mg OPV giảm thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình (10 vỉ x 10 viên)

Thuốc Cartijoints extra là viên nén chứa hoạt chất Glucosamin (dưới dạng Glucosamin sulfat kali clorid) và Chondroitin (dưới dạng Chondroitin sulfat natri) giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình.

Hình ảnh Thuốc Cartijoints Extra 750mg OPV giảm thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình (10 vỉ x 10 viên)

Thành phần Thuốc Cartijoints Extra 750mg

Thông tin thành phầnHàm lượng
Glucosamin sulfat 2KCL750mg
Natri chondroitin sulfat300mg

Công dụng Thuốc Cartijoints Extra 750mg

Chỉ định

Thuốc Cartijoints extra giảm triệu chứng của thoái hóa khớp gối nhẹ và trung bình.

Dược lực học

Glucosamin là một chất tự nhiên được tìm thấy trong chitin, mucoprotein, và mucopolysaccharid. Nó liên quan đến việc sản xuất glycosaminoglycan để tạo thành mô sụn trong cơ thể, glucosamin cũng hiện diện trong gần và dây chằng. Do đó glucosamin và những dạng muối của nó được chỉ định trong điều trị những bệnh lý khớp bao gồm thoái khóa khớp. Những tác dụng của glucosamin sulfat ở bệnh nhân viêm khớp mạn tính có thể là kết quả của hoạt động kháng viêm, sự kích thích tổng hợp proteoglycan, và sự giảm hoạt động dị hóa các tế bào sụn làm ức chế sự tổng hợp men ly giải protein và những chất khác mà là nguyên nhân góp phần phá hủy bè sụn và gây chết tế bào sụn khớp.

Chondroitin sulfat là một acid mucopolysaccharid, là thành phần cấu tạo của hầu hết các mô sụn.

Thuốc được dùng dưới dạng muối natri, chondroitin sulfat natri. Đôi khi thuốc được dùng chung với glucosamin để tác động bảo vệ khớp trong những bệnh lý xương, khớp xương và mô liên kết.

Những tác động của chondroitin sulfat ở bệnh nhân thoái hóa khớp có thể là kết quả của một số tác dụng bao gồm hoạt động kháng viêm, sự kích thích sự tổng hợp proteoglycan và acid hyaluronic, và sự giảm hoạt động dị hóa tế bào sụn làm ức chế sự tổng hợp men ly giải protein, nitric oxid và những chất khác mà là nguyên nhân góp phần phá hủy bè sụn và gây chết tế bào sụn khớp.

Dược động học

Glucosamin được hấp thụ dễ dàng qua đường ruột, nhưng quá trình dị hóa đáng kể ở gan, độ khả dụng sinh học của một liều uống vào khoảng 26%. Thời gian bán hủy thải trừ của glucosamin kết hợp với protein huyết tương là 68 giờ sau liều uống. Sự thải trừ là 10% ở thận và 11% trong phân.

Chondroitin sulfat không được hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa. Độ khả dụng sinh học của chondroitin sulfat đường uống là 15%-24%. Thuốc được tìm thấy với nồng độ cao trong hoạt dịch và sụn khớp.

Cách dùng Thuốc Cartijoints Extra 750mg

Cách dùng

Thuốc Cartijoints Extra dùng đường uống.

Liều dùng

Dùng cho người trên 18 tuổi: Uống từ 1250 mg đến 1500 mg glucosamin/ngày (các dạng muối của glucosamin được quy đổi tương ứng với glucosamin), chia 3 lần. Có thể dùng đơn độc glucosamin sulfat hoặc phối hợp với thuốc khác như chondroitin 1200 mg/ngày.

Thời gian dùng thuốc tùy theo cả thể, ít nhất dùng liên tục trong 2 đến 3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Uống 2 - 3 viên mỗi ngày trong bữa ăn.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Những triệu chứng của việc sử dụng quá liều glucosamin và chondroitin chưa được biết rõ.

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Làm gì khi quên 1 liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ Thuốc Cartijoints Extra 750mg

Khi sử dụng thuốc thường gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:

Khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy, tóa bón, buồn nôn, nôn, nhức đầu, buồn ngủ, phát ban ở da và làm nặng hơn bệnh lý tiểu đường đang tồn tại.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Bảo quản Thuốc Cartijoints Extra 750mg

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.

Lưu ý Thuốc Cartijoints Extra 750mg

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Cartijoints Extra chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi do chưa có số liệu về độ an toàn và hiệu quả điều trị.

Thận trọng khi sử dụng

Dùng thận trọng cho bệnh nhân tiểu đường.

Cần hạn chế uống rượu bởi vì nó sẽ làm nặng hơn tác dụng phụ buồn ngủ của thuốc.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ bệnh gì hay đang dùng bất cứ thuốc gì hoặc bạn đang có kế hoạch sẽ trải qua thủ thuật y khoa.

Ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra như rối loạn tiêu hóa hoặc phản ứng dị ứng.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây tác dụng không mong muốn: Tiêu chảy, nhức đầu, buồn ngủ, thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Chống chỉ định cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Tương tác thuốc

Glucosamin có thể làm tăng hoạt động của thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen.

Không dùng chung thuốc này với warfarin.

Thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc điều trị ung thư (thuốc chống phân bào), thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Câu hỏi thường gặp Thuốc Cartijoints Extra 750mg

Dược lực học là gì?

Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Dược động học là gì?

Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.

Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.

Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.

Các dạng bào chế của thuốc?

Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).

Đã kiểm duyệt nội dung bởi:

Ngô Kim Thúy

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Nguồn: nhathuoclongchau

Sản phẩm liên quan

(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.

CARTIJOINTS EXTRA 750MG OPV 10X10 | SongKhoe.org