Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Goutcolcin 1mg dạng viên nang cứng chứa Colchicin được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm. Goutcolcin 1mg được chỉ định trong điều trị đợt cấp của bệnh gút, phòng tái phát viêm khớp do gút và điều trị dài ngày, điều trị bệnh gút, sốt địa trung hải có tính chất gia đình (sốt chu kỳ).
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Colchicin | 1mg |
Goutcolcin được chỉ định trong:
Điều trị đợt cấp của bệnh gút.
Phòng tái phát viêm khớp do gút và điều trị dài ngày bệnh gút:
Sốt Địa trung hải có tính chất gia đình (sốt chu kỳ).
Colchicin, một dẫn chất của phenanthren, lấy được từ cây Colchicum (cây Bả chó). Tác dụng dược lý chính của colchicin là chống bệnh gút.
Thuốc có tác dụng chống viêm yếu và không có tác dụng giảm đau.
Thuốc không có tác dụng bài tiết acid uric qua nước tiểu, không có tác dụng đối với nồng độ, tính hoà tan hoặc gắn vào protein huyết thanh của urat trong huyết thanh.
Tuy cơ chế tác dụng chống bệnh gút của colchicin chưa được biết đầy đủ, thuốc làm giảm đáp ứng viêm đối với lắng đọng các tinh thể mononatri urat lên các mô của khớp, có thể bằng cách ức chế chuyển hoá, di chuyển, hoá ứng động của bạch cầu đa nhân và/ hoặc các chức năng của các bạch cầu khác.
Colchicin cũng ngăn cản natri urat lắng đọng bằng cách trực tiếp làm bạch cầu đa nhân giảm sản xuất acid lactic và làm giảm thực bào nên gián tiếp giảm tạo acid (tính acid tạo thuận lợi cho các vi tinh thể urat lắng đọng).
Khi uống colchicin trong vòng vài giờ đầu đợt gút cấp, trên 90% người bệnh đáp ứng tốt; nếu uống muộn hơn, sau 24 giờ, chỉ 75% người bệnh đáp ứng tốt.
Tuy vậy, colchicin được coi là thuốc đứng hàng thứ hai, vì dễ gây độc khi dùng liều cao, nên có thể dùng để điều trị đợt gút cấp khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp được các thuốc chống viêm không steroid như Indometacin, Ibuprofen, Naproxen.
Tác dụng chống phân bào: Colchicin ức chế giai đoạn giữa (metaphase) và giai đoạn sau (Anaphase) của quá trình phân chia tế bào do tác động lên thoi và lên sự biến đổi gel-sol. Sự biến đổi thể gel và thể sol ở các tế bào chưa phân chia cũng bị ức chế.
Tác dụng chống phân bào của colchicin gây ra các tác dụng có hại lên các mô đang tăng sinh như tủy xương, da và lông tóc.
Các tác dụng khác: In vitro, colchicin ức chế sự tiết ra protein A amyloid là 1 protein được tế bào gan tổng hợp và là thành phần chủ yếu của nhiễm Amyloid trong bệnh sốt Địa trung hải có tính chất gia đình.
Colchicin uống gây ra một hội chứng kém hấp thu hồi phục được như giảm hấp thu cyanocobalamin (vitamin B12), mỡ, natri, kali, nitơ, xylose và các đường được vận chuyển tích cực khác, như vậy dẫn đến giảm nồng độ cholesterol và caroten trong huyết thanh.
Các tác dụng này do colchicin tác động lên niêm mạc hồi tràng. Colchicin làm giảm hoạt tính của lactic dehydrogenase và làm tăng hoạt tính của enzym lysosom của niêm mạc ruột. Ngoài ra, colchicin còn làm giảm thân nhiệt, ức chế trung tâm hô hấp, co thắt mạch máu làm tăng huyết áp thông qua kích thích trung tâm vận mạch.
Hấp thu:
Phân bố:
Đào thải:
Thuốc Goutcolcin 1mg dạng viên nang cứng dùng đường uống, nên uống cả viên thuốc với một ly nước.
Người lớn
Liều dùng đợt gút cấp:
Liều dùng dự phòng viêm khớp gút tái phát (bệnh nhân có 1 hoặc vài đợt cấp mỗi năm):
Bệnh sốt chu kỳ (sốt địa trung hải có tính chất gia đình):
Trẻ em
Ở trẻ em độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định. Hàm lượng 0,6mg của Goutcolcin không phù hợp để phân liều cho trẻ em.
Đối tượng khác
Liều lượng ở người suy thận và suy gan: Vì thanh thải colchicin bị giảm và nửa đời đào thải tăng ở người suy thận, phải thận trọng khi dùng thuốc ở người có biểu hiện sớm tổn thương thận.
Đối với người có thanh thải creatinin vượt quá 50ml/phút, có thể uống 0,6mg/lần, 2 lần mỗi ngày.
Nếu thanh thải creatinin 35 – 50ml/phút, có thể uống 0,6mg/ngày.
Nếu thanh thải creatinin 10 -34ml/phút, có thể uống 0,6mg cách 2 – 3 ngày 1 lần.
Phải tránh dùng thuốc khi thanh thải creatinin < 10ml/phút.
Colchicin thường không được dùng cho người bệnh làm thẩm phân máu.
Nhiễm độc có thể xảy ra khi dùng liều cao lặp lại nhiều lần hoặc dùng 1 lần. Tử vong đã xảy ra với liều thấp 7mg, tuy có người đã sống sót với liều cao hơn nhiều.
Liều gây độc khoảng 10mg. Liều gây chết ở người ước khoảng 65mg. Ngộ độc colchicin chủ yếu là do ý đồ tự tử. Ngộ độc rất nặng và tỷ lệ tử vong rất cao (30%).
Các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sau khi uống thuốc từ 1 đến 8 giờ:
Xử trí:
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Thường gặp, ADR > 1/100
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống colchicin là buồn nôn, đau bụng, nôn và tiêu chảy, cần ngừng dùng colchicin nếu có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên vì đó là các dấu hiệu báo động sớm về khả năng có thể sẽ bị ngộ độc nặng hơn. Trị liệu chỉ được tiếp tục khi hết các triệu chứng trên và thường sau 24 – 48 giờ.
Có thể dùng các thuốc chống tiêu chảy hay thuốc làm chậm nhu động ruột để điều trị tiêu chảy do colchicin gây ra.
Điều trị dài ngày: Cần theo dõi đều đặn xem người bệnh có bị tác dụng phụ không, kiểm tra đều đặn các tế bào máu, công thức bạch cầu.
Khi có các tác dụng phụ thì phải hiểu đó là dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc. Nên ngừng dùng colchicin hoặc phải giảm liều.
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Goutcolcin 1mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Khi dùng để điều trị đợt gút cấp: Phải thận trọng ở người suy thận hoặc suy gan.
Thận trọng với người mắc bệnh tim, bệnh gan, thận hay bệnh tiêu hóa.
Bệnh nhân cao tuổi bị suy nhược dễ bị ngộ độc do tích tụ thuốc.
Khi điều trị lâu dài Colchicin, phải định kỳ đếm tế bào máu. Ngoài ra, định lượng nồng độ creatinin kinase huyết thanh (CK, creatin phosphokinase, CPK) ít nhất 6 tháng một lần ở người suy thận (thanh thải creatinin ≤ 50ml/phút) vì những bệnh nhân này có tăng nguy cơ bị bệnh cơ và suy tuỷ.
Thuốc này có chứa lactose. Bệnh nhân mắc các rối loạn chuyển hóa di truyền hiếm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose không nên sử dụng thuốc này.
Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai: Tránh dùng colchicin cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú: Colchicin đào thải qua sữa mẹ. Người ta chưa thấy trẻ bị ngộ độc qua đường sữa nhưng nên tránh sử dụng colchicin ở phụ nữ đang cho con bú. Nếu cần dùng thuốc thì người mẹ có thể tránh làm nồng độ thuốc cao trong sữa bằng cách uống thuốc vào buổi tối trước khi ngủ và cho con bú sau 8 giờ.
Colchicin là cơ chất cho cả CYP3A4 và protein vận chuyển P-gp.
Khi có mặt chất ức chế CYP3A4 hoặc P-gp, nồng độ colchicin trong máu tăng lên.
Độc tính, kể cả các trường hợp tử vong, đã được báo cáo trong lúc sử dụng đồng thời các chất ức chế CYP3A4 hoặc P-gp như macrolid (Clarithromycin và Erythromycin), Ciclosporin, Ketoconazol, Itraconazol, Voriconazol, chất ức chế protease HIV, thuốc chẹn kênh calci (Verapamil và Diltiazem) và Disulfiram.
Chống chỉ định sử dụng Colchicin cho các bệnh nhân suy gan hoặc thận đang sử dụng một chất ức chế P-gp (ví dụ: Ciclosporin, Verapamil hoặc Quinidin) hoặc chất ức chế CYP3A4 mạnh (ví dụ: Ritonavir, Atazanavir, Indinavir, Clarithromycin, Telithromycin, Itraconazol hoặc Ketaconazol).
Việc giảm liều colchicin hoặc ngừng điều trị bằng colchicin được khuyến cáo ở những bệnh nhân có chức năng thận hoặc gan bình thường nếu đang điều trị với thuốc ức chế P-gp hoặc cần thiết phải dùng thuốc ức chế CYP3A4 trung bình hoặc mạnh.
Nên giảm liều colchicin 4 lần khi phối hợp với thuốc ức chế P-gp và/hoặc thuốc ức chế CYP3A4 mạnh. Giảm liều colchicin 2 lần khi dùng chung với thuốc ức chế CYP3A4 trung bình.
Theo bản chất của các tác dụng phụ, cần thận trọng khi sử dụng đồng thời các thuốc ảnh hưởng lên công thức máu hoặc có tác dụng bất lợi lên chức năng gan và/hoặc thận.
Ngoài ra, các chất như cimetidin và Tolbutamid làm giảm chuyển hóa của Colchicin và vì thế nồng độ colchicin trong huyết tương tăng lên.
Nước ép bưởi chùm có thể làm tăng nồng độ colchicin huyết tương. Vì thế không nên uống nước ép bưởi chùm chung với Colchicin.
Chức năng của màng nhày ruột bị thay đổi có thể gây ra kém hấp thu có hồi phục Cyanocobalamin (vitamin B12).
Nguy cơ đau cơ và tiêu cơ vân gia tăng khi dùng kết hợp Colchicin với các Statin, Fibrat, Ciclosporin hoặc Digoxin.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau