Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Insunova 30/70 100 IU - Mega 10 ml của công ty Biocon Limited, thành phần chính là insulin human Ph. Eur, là thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Insulin human, rDNA origin | 100ui |
Thuốc Insunova được chỉ định dùng trong các trường hợp: Điều trị bệnh đái tháo đường.
Tác động giảm đường huyết của insulin là do sự hấp thu glucose sau khi insulin gắn với các thụ thể trên tế bào cơ và mỡ và đồng thời ức chế sản sinh glucose tại gan. Thời gian bán thải của insulin trong máu là một vài phút.
Do đó, thời gian tác động của một chế phẩm insulin chỉ được xác định bởi đặc tính hấp thu. Quá trình này ảnh hưởng bởi một số yếu tố (ví dụ như liều insulin, đường tiêm và vị trí tiêm), đó là lý do cần xem xét sự thay đổi trên mỗi bệnh nhân và giữa các bệnh nhân.
Insulin được chuyển hóa ở gan và thận, một lượng nhỏ được chuyển hóa ở cơ và mô mỡ. Nó liên kết với thụ thể trên bề mặt tế bào, được đưa vào các tế bào và sau đó bị thoái hóa bởi enzym insulin glutathione transhydrogenase thành chuỗi A và B và bởi enzyme protease nội bào đặc hiệu. Khi Insunova được tiêm dưới da, tác động khởi đầu sẽ xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm, nồng độ đỉnh đạt được từ 2 - 8 giờ, thời gian tác dụng lên đến 24 giờ.
Trung bình quá trình tác động sau khi tiêm dưới da Insunova như sau:
Thuốc Insunova dùng tiêm dưới da.
Thông thường, tiêm hỗn hợp insulin Insunova một hoặc hai lần mỗi ngày, tiêm dưới da, tốt nhất là trước bữa ăn, khi mà muốn khởi đầu tác động nhanh cùng lúc với tác động kéo dài hơn nữa.
Thời điểm tiêm thuốc Insunova lý tưởng, nhưng không phải luôn luôn, là trong vòng 30 phút sau bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ có chứa carbohydrat. Vị trí tiêm nên được luân chuyển trong một vùng của cơ thể để tránh loạn dưỡng lipid ở những bệnh nhân đái tháo đường, kiểm soát đường huyết tối ưu sẽ làm chậm quá trình xảy ra biến chứng đái tháo đường. Vì thế khuyến cáo theo dõi chặt chẽ glucose huyết.
Không dùng Insunova để tiêm tĩnh mạch.
Hướng dẫn cách tiêm:
Liều dùng được cá thể hóa và xác định bởi bác sĩ, mà phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Liều dùng insulin trung bình hàng ngày để điều trị đái tháo đường từ 0,3 - 1,0 IU/kg tùy thuộc vào tình trạng chuyển hóa của từng bệnh nhân và mức kiểm soát đường huyết.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Chưa xác định trường hợp quá liều chuyên biệt. Tuy nhiên, hạ đường huyết có thể phát triển tuần tự theo các giai đoạn:
Giai đoạn hạ đường huyết nhẹ có thể được điều trị bằng cách uống glucose hoặc sản phẩm có đường. Do đó, khuyến cáo rằng bệnh nhân đái tháo đường luôn mang theo một số viên đường, đồ ngọt, bánh quy hoặc nước ép trái cây có đường.
Giai đoạn hạ đường huyết nặng mà bệnh nhân có thể trở nên mất ý thức, có thể được điều trị với glucagon (0,5 đến 1 mg) tiêm bắp hoặc tiêm dưới da bởi người đã được đào tạo, hoặc bằng đường tiêm tĩnh mạch bởi một nhân viên y tế. Phải tiêm tĩnh mạch glucose nếu bệnh nhân không đáp ứng với glucagon trong vòng 10 đến 15 phút.
Sau khi lấy lại ý thức, khuyến cáo bệnh nhân ăn thức ăn có chứa carbohydrat để ngăn ngừa tái phát.
Tuân thủ thời điểm sử dụng insulin là vô cùng quan trọng. Trong trường hợp quên dùng thuốc, cách tốt nhất là đo glucose huyết và thêm một liều insulin (regular) nếu nồng độ glucose quá cao. Nếu không, đợi đến liều kế tiếp theo liệu trình điều trị.
Khi sử dụng thuốc Insunova, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Nghiêm trọng
Đối với sản phẩm insulin khác, nói chung, hạ đường huyết là tác dụng không mong muốn thường xuyên nhất xảy ra. Nó có thể xảy ra nếu liều insulin quá cao so với nhu cầu. Các triệu chứng của hạ đường huyết có thể do giải phóng adrenalin gây ra, hoặc bởi cung cấp glucose lên não không đầy đủ. Hạ đường huyết nhẹ có thể gây ra giấc ngủ bốn chốn, cơn ác mộng hoặc mồ hôi lạnh mà đánh thức bệnh nhân vào ban đêm. Với hạ đường huyết nặng, thiếu hụt glucose lên não có thể gây ra nói lắp, giảm tập trung, sự nhầm lẫn, co giật, hôn mê, tổn thương não không hồi phục và tử vong.
Thường gặp
Hạ đường huyết từ nhẹ đến trung bình. Bao gồm toát mồ hôi lạnh, lo lắng, run rẩy, đói, nhịp tim nhanh, đau đầu và căng thẳng. Khi dùng insulin, thường gặp là tăng cân.
Ít gặp
Phản ứng phản vệ và loạn dưỡng lipid có thể xảy ra ở nơi tiêm, hệ quả của sự thất bại khi luân chuyển vị trí tiêm trong một khu vực. Có thể xảy ra phù khi khởi đầu điều trị bằng insulin. Những triệu chứng này thông thường có tính chất tạm thời.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 - 8 ° C.
Không để đông băng. Có thể bảo quản hỗn dịch ở nhiệt độ phòng (dưới 25°C) trong vòng 6 tuần một khi ống thuốc đã đưa vào sử dụng. Không để tiếp xúc với nhiệt và ánh nắng trực tiếp.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Insunova chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Hạ đường huyết.
Mẫn cảm với insulin người hay bất cứ thành phần của thuốc.
Dùng không đủ liều hoặc ngưng điều trị, đặc biệt là ở bệnh đái tháo đường tuýp 1, có thể dẫn đến tăng đường huyết và nhiễm ceton acid do đái tháo đường. Thông thường các triệu chứng đầu tiên của tăng đường huyết xuất hiện lần lượt, trong khoảng nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Bao gồm khát nước, tăng tần suất đi tiểu, buồn nôn, nôn mửa, lơ mơ, da khô đỏ ửng, khô miệng, mất cảm giác ngon miệng cũng như có mùi acetone trong hơi thở.
Không được sử dụng insulin quá hạn dùng in trên bao bì.
Chỉ nên sử dụng ống thuốc kết hợp với các sản phẩm tương thích với chúng và để đảm bảo ống thuốc hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Insunova là một hỗn dịch thân nước, có màu trắng đục, chứa insulin người. Không được sử dụng Insunova không có màu trắng mờ đồng nhất sau khi xoay tròn nhẹ nhàng. Loại bỏ sản phẩm bất thường hay phế liệu theo qui định nội bộ.
Insunova có chứa m - cresol, mà có thể dẫn đến phản ứng dị ứng tuýp M (phản ứng quá mẫn muộn).
Ngưng dùng thuốc
Không được ngưng tiêm insulin trừ trường hợp do bác sĩ yêu cầu. Thường xuyên hướng dẫn bệnh nhân đái tháo đường cách xác định liều insulin cần dùng dựa trên đo nồng độ glucose tại nhà.
Thận trọng khi chuyển đổi loại insulin
Bệnh nhân chuyển sang sử dụng một loại insulin khác hoặc một biệt dược khác nên được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ trên lâm sàng. Thay đổi về hàm lượng, nhãn hiệu (nhà sản xuất, loại (insulin tác dụng nhanh, tác động trung gian, tác dụng kéo dài,...), chủng loại (insulin nguồn gốc động vật) có thể cần phải thay đổi liều dùng.
Bệnh nhân chuyển sang dùng Insunova hoặc chuyển từ Insunova có thể cần thay đổi liều dùng insulin thông thường. Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh trong vài ngày đầu sử dụng hay đến vài tuần.
Ở bệnh nhân mà việc kiểm soát nồng độ glucose huyết đã cải thiện đáng kể, ví dụ bằng cách tăng cường liệu pháp điều trị với insulin, có thể có thay đổi triệu chứng cảnh báo thông thường của hạ đường huyết và cần được tư vấn thích hợp.
Đã có báo cáo tăng trên một vài bệnh nhân mà có phản ứng hạ đường huyết khi chuyển từ insulin nguồn gốc động vật, các triệu chứng cảnh báo sớm của hạ đường huyết ít rõ ràng hơn hoặc khác biệt so với những người dùng insulin trước đó.
Các thay đổi nhu cầu liều
Có thể cần thiết điều chỉnh liều nếu bệnh nhân tăng cường các hoạt động thể chất hoặc thay đổi chế độ ăn uống thông thường. Các bệnh đồng thời, đặc biệt là nhiễm khuẩn và các triệu chứng khác tương tự như sốt, thường làm tăng nhu cầu insulin. Rượu có thể tăng cường và kéo dài tác dụng hạ đường huyết của insulin.
Khả năng tập trung và phản ứng nhanh nhạy của bệnh nhân có thể suy giảm do kết quả của hạ đường huyết. Bệnh nhân cần được tư vấn để có biện pháp phòng ngừa tránh hạ đường huyết trong khi lái xe. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người có suy giảm hay không nhận thức về những dấu hiệu cảnh báo của hạ đường huyết. Cần xem xét đến khả năng lái xe trong những trường hợp này.
Không có hạn chế sử dụng insulin để điều trị bệnh đái tháo đường trong thai kỳ vì insulin không qua hàng rào nhau thai. Khi điều trị bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai, khuyến cáo tăng cường kiểm soát lượng đường huyết trong suốt thai kỳ và ngay cả khi dự định mang thai.
Nhu cầu insulin thường giảm trong 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó gia tăng trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
Sau khi sinh, nhu cầu insulin nhanh chóng trở lại đến mức như trước khi có thai. Không có hạn chế sử dụng insulin để điều trị đái tháo đường ở phụ nữ đang cho con bú vì không có rủi ro cho em bé. Nhu cầu insulin giảm trong thời kỳ cho cho bú. Theo dõi đường huyết tại nhà để tránh nguy cơ hạ đường huyết. Tuy nhiên, cần giảm liều dùng insulin.
Một số loại thuốc được biết là tương tác với insulin do có liên quan đến quá trình chuyển hóa glucose. Vì vậy, thầy thuốc cần lưu ý đến các khả năng tương tác có thể xảy ra.
Một số loại thuốc làm giảm nhu cầu insulin: Thuốc hạ đường huyết dạng uống (OHA), octeotride, chất ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOI), chất ức chế beta không chọn lọc, chất ức chế men chuyển angiotensin (ACE), salicylate, rượu và các steroid đồng hóa.
Một số loại thuốc làm gia tăng nhu cầu insulin: Thuốc tránh thai dạng uống, thuốc lợi tiểu thiazid, glucocorticosteroid, kích thích tố tuyến giáp và cường giao cảm, danazol,… Chất ức chế beta có thể che lấp các triệu chứng của hai đường huyết.
Tương kỵ
Chỉ nên thêm vào sản phẩm Insulin các hợp chất đã biết là tương thích. Không cho hỗn dịch insulin vào các dịch truyền tĩnh mạch.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau