Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Metformin 850 mg của công ty CPDP Tipharco, có thành phần là Metformin hydroclorid (hàm lượng 850 mg). Thuốc được dùng đơn trị liệu trong điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (tuýp II) khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần. Ngoài ra, có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylurea khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonylurea đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ hơn.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Metformin | 850mg |
Thuốc Metformin 850 mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Metformin là thuốc điều trị bệnh tiểu đường nhóm biguanid.
Thuốc không có tác dụng hạ đường huyết ở người không bị đái tháo đường. Ở người đái tháo đường, metformin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết.
Cơ chế tác dụng ngoại biên của metformin là làm tăng sử dụng glucose ở tế bào, cải thiện liên kết của insulin với thụ thể và cả tác dụng sau thụ thể, ức chế tổng hợp glucose ở gan và giảm hấp thu glucose ở ruột.
Thuốc làm giảm tình trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường mà không gây tai biến hạ đường huyết.
Thuốc được hấp thu chậm và không hoàn toàn ở đường tiêu hóa.
Khả dụng sinh học tuyệt đối xấp xỉ 50 - 60%, liên kết với protein ở mức không đáng kể. ,
Phân bố vào các mô, dịch và hồng cầu.
Metformin chuyển hóa ở gan và không bài tiết qua mật. Bài tiết ở ống thận là đường thải trừ chủ yếu của metformin.
Khoảng 90% thuốc được thải trừ qua thận trong 24 giờ đầu ở dạng không chuyển hóa.
Độ thanh thải của thuốc qua thận giảm ở người suy thận và cao tuổi dẫn đến nguy cơ tích lũy thuốc.
Dùng đường uống. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của Bác sỹ.
Người lớn: 1 viên/ ngày, uống 1 lần vào bữa ăn sáng.
Liều tối đa: 2,5 g/ ngày.
Liều duy trì: 1 viên/ lần, ngày 2 lần vào bữa ăn sáng và tối.
Quá liều
Không thấy giảm đường huyết sau khi uống 85 g metformin, mặc dù nhiễm acid lactic đã xảy ra trong trường hợp đó.
Cách xử trí
Metformin có thể thẩm phân được với hệ số thanh thải lên tới 170 ml/ phút; sự thẩm phân máu có thể có tác dụng loại trừ thuốc tích lũy ở người bệnh nghi là dùng thuốc quá liều.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Metformin 850 mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp:
Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.
Da: Ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng.
Chuyển hóa: Giảm nồng độ Vitamin B12.
Ít gặp:
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nơi khô, tránh ánh sáng. Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Metformin 850 mg chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với thuốc.
Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương.
Suy thận, bệnh lý cấp tính có nguy cơ gây thoái hóa chức năng thận.
Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.
Bệnh gan, tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng với giảm oxygen huyết.
Đối với người bệnh dùng metformin cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực. Khi điều trị bằng metformin vẫn phải áp dụng chế độ ăn kiêng.
Phải ngưng điều trị metformin 2 - 3 ngày trước khi chụp X quang có sử dụng các chất cản quang chứa iod và trong 2 ngày trước khi chiếu chụp. Không dùng đồng thời với các thuốc có tác động đến chức năng thận vì có thể ảnh hưởng đến sự phân bố của thuốc. Không dùng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận.
Thuốc không gây buồn ngủ, nên dùng được cho người đang vận hành máy móc, tàu xe.
Metformin chống chỉ định đối với người mang thai. Trong thời kỳ mang thai bao giờ cũng phải điều trị đái tháo đường bằng insulin.
Không có tư liệu về sử dụng metformin đối với người cho con bú, hoặc xác định lượng thuốc trong sữa mẹ, do đó tránh dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
Dùng đồng thời với các thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết có thể dẫn đến làm giảm sự kiểm soát glucose huyết. Tránh dùng phối hợp với furosemid, cimetidin vì nó làm tăng nồng độ tối đa metformin trong huyết tương và trong máu. Không dùng đồng thời với những thuốc cationic vì nó làm tăng độc tính của metformin.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau