Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Thuốc Ocumox là sản phẩm của Remington Pharmaceutical Industries, có thành phần chính là Moxifloxacin. Đây là thuốc dùng để điều trị viêm kết mạc do nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Moxifloxacin | 17.5mg |
Thuốc Ocumox được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Moxifloxacin là kháng sinh nhóm fluoroquinolon thế hệ 4 có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm các vi khuẩn gram âm, gram dương gây bệnh cho mắt, vi khuẩn không điển hình và vi khuẩn yếm khí.
Vi sinh học
Moxifloxacin in vitro có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm các vi khuẩn Gram dương, Gram âm. Moxifloxacin ức chế enzym topoisomerase II (DNA gyrase, topoisomerase IV là những enzym cần thiết cho sao chép, phiên mã, tu sửa và tái tổ hợp DNA của vi khuẩn). C8-methoxy của Moxifloxacin cũng làm hạn chế sự chọn lọc đột biến kháng thuốc của vi khuẩn Gram dương so với C8-H trong các fuluroquinolon thế hệ trước.
Moxifloxacin diệt khuẩn ở nồng độ tương đương hoặc tăng nhẹ hơn so với nồng độ ức chế vi khuẩn.
Fluoroquinolon bao gồm moxifloxacin khác về cấu trúc hóa học và kiểu tác động so với kháng sinh nhóm B-lactam, macrolid và aminoglycosid. Do đó, các vi khuẩn đề kháng kháng sinh nhóm B-lactam, macrolid và aminoglysosid có thể nhạy cảm với moxifloxacin.
Moxifloxacin có hoạt tính lên phần lớn các chủng vi khuẩn trong cả in vitro và các nhiễm khuẩn trên lâm sàng sau đây.
Vi khuẩn gram dương
Vi khuẩn gram âm
Các loài Corynebacterim
Các loài Microbacterium
Micrococcus Luteus
Staphylococcus aureus
Staphylococcus eidermidis
Staphylococcus haemolyticus
Staphyllococcus hominis
Staphylococcus warneri
Streptococcus mitis
Streptococcus pneumoniae
Streptococcus viridan
Các loài Acinetobacter
Haemophilus "alconae"
Haemophilus influenzae
Klebsiella pneumoniae
Moraxella catarrhalis
Pseudomonas aeruginosa
Các vi khuẩn khác:
Chlamydia trachomatis
Nồng độ trong huyết tương của moxifloxacin được đo ở người tình nguyện khỏe mạnh được tra cả 2 mắt moxifloxacin, 3 lần/ngày. Giá trị Cmax trung bình (2,7ng/ml) và AUC hàng ngày (45ng-hr/ml), thấp hơn lần lượt 1600 và 1000 lần so với Cmax và AUC sau khi uống 400mg moxifloxacin. Thời gian bán thải của moxifloxacin khoảng 13 giờ.
Ngửa đầu hay nằm xuống và nhìn lên trên, nhẹ nhàng nắm mi mắt dưới và kéo mí mắt khỏi mắt để tạo thành một túi, tra thuốc mỡ vào bên trong túi mi mắt bằng cách ép tuýp thuốc nhẹ nhàng và kéo để được một đoạn dài khoảng 1-1,5 cm thuốc mỡ, sau đó từ từ bỏ mí mắt ra.
Dùng 3 lần/ngày trong 2 ngày đầu tiên. Sau đó duy trì 2 lần/ngày trong 5 ngày tiếp theo hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ nhãn khoa.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Trường hợp quá liều, rửa mắt dưới vòi nước.
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Khi sử dụng thuốc Ocumox, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR) như:
Không có ghi nhận về tác dụng ngoại ý toàn thân hoặc trên mắt trầm trọng liên quan đến moxifloxacin. Các tác dụng ngoại ý nhìn chung nhẹ và tỷ lệ gặp phải gần giống như giả dược.
Tác dụng ngoại ý thường xuyên nhất là khó chịu ở mắt thoáng qua (nóng/nhức mắt) đã được ghi nhận với tỷ lệ 2,9%, các tác dụng ngoại ý khác như đau đầu. Viêm giác mạc, đau mắt, ngứa mắt, viêm hầu họng, xuất huyết dưới kết mạc đã được ghi nhận với tỷ lệ 0,5-1%.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C.
Để xa tầm tay trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Ocumox chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Không nên tra thuốc dưới kết mạc, cũng như tra trực tiếp vào tiền phòng của mắt.
Bệnh nhân đang dùng quinolon toàn thân, bao gồm moxifloxacin, các phản ứng quá mẫn cảm gây tử vong đã được ghi nhận, một số xảy ra sau khi dùng liều đầu tiên. Một vài phản ứng kèm theo như trụy tim mạch, mất ý thức, phù mạch (bao gồm thanh quản, hầu hoặc phù mặt), tắc đường hô hấp, khó thở, nổi mày đay, ngứa. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng moxifloxacin, ngưng dùng thuốc. Các phản ứng quá mẫn cấp và trầm trọng có thể cần can thiệp gấp. Nên chỉ định thở oxy và kiểm soát đường thở trên lâm sàng.
Cũng như các kháng sinh khác, việc sử dụng thuốc lâu dài có thể làm tăng các vi khuẩn kháng thuốc, bao gồm nấm. Nếu xảy ra bội nhiễm, ngưng dùng moxifloxacin và chuyển sang thuốc điều trị thay thế thích hợp. Khi khám lâm sàng, bệnh nhân được kiểm tra với sự hỗ trợ của phương pháp khuếch đại như kính soi hiển vi và nhuộm màu fluorescein nếu thích hợp.
Khuyến cáo bệnh nhân không đeo kính áp tròng khi có các dấu hiệu viêm kết mạc nhiễm khuẩn.
Như các thuốc nhãn khoa khác, khả năng nhòa mắt ngay sau khi nhỏ mắt, bệnh nhân cần chờ đến khi mắt nhìn rõ hơn mới nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
Thời kỳ mang thai:
Do không có các nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai khi lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ cho bào thai.
Thời kỳ cho con bú:
Chưa biết lượng moxifloxacin bài tiết vào sữa mẹ mặc dù được tiên đoán moxifloxacin bài tiết vào sữa mẹ. Do đó, thận trọng khi dùng moxifloxacin cho phụ nữ đang thời kỳ cho con bú.
Nghiên cứu tương tác thuốc chưa được tiến hành với Ocumox. Các nghiên cứu in vitro cho thấy moxifloxacin không ức chế eznyme CYP3A4, CYP2D6, CYP2C9, CYP2C19, hoặc CYP2A2, cho thấy moxifloxacin không làm biến đổi dược động học của các thuốc được chuyển hóa bởi các enzym Cytochrom P450 này.
Chỉ nên sử dụng thuốc mỡ tra mắt Ocumox cho phụ nữ có thai khi lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi, do chưa có các nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt trên đối tượng này. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú do chưa biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không.
Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Ocumox thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm khó chịu ở mắt (nóng/nhức mắt). Các tác dụng phụ ít gặp hơn (tỷ lệ 0,5-1%) có thể bao gồm viêm giác mạc, đau mắt, ngứa mắt, viêm hầu họng và xuất huyết dưới kết mạc.
Thuốc mỡ tra mắt Ocumox chống chỉ định cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn cảm với moxifloxacin, các quinolon khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Các nghiên cứu về tương tác thuốc với Ocumox chưa được tiến hành. Tuy nhiên, các nghiên cứu in vitro cho thấy moxifloxacin không ức chế các enzyme CYP3A4, CYP2D6, CYP2C9, CYP2C19 hoặc CYP2A2, cho thấy khả năng moxifloxacin làm thay đổi dược động học của các thuốc được chuyển hóa bởi các enzyme này là thấp. Tuy nhiên, vẫn cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng để tránh các tương tác không mong muốn.
Moxifloxacin hoạt động bằng cách ức chế enzym topoisomerase II (DNA gyrase) và topoisomerase IV, là những enzym cần thiết cho quá trình sao chép, phiên mã, tu sửa và tái tổ hợp DNA của vi khuẩn. Sự ức chế này ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng mắt.
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.
Nguồn: nhathuoclongchau