Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Seocem được sản xuất bởi Guju Pharm Co., Ltd, với thành phần chính diacerhein, là thuốc dùng để điều trị triệu chứng bệnh viêm xương khớp ở khớp háng hoặc đầu gối. Viên nang cứng, nắp nang màu vàng, thân nang màu trắng, chứa bột màu vàng.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Diacerhein | 50mg |
Thuốc Seocem được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Khác với các thuốc kháng viêm không steroid, cơ chế tác động của diacerhein không liên quan đến sự tổng hợp prostaglandin. Đặc tính kháng viêm xương khớp và kích thích sụn đã được chứng minh trên in vitro và trên mô hình động vật. Diacerhein và rhein ức chế sản xuất interleukin - 1 beta bởi các bạch cầu đơn nhân to ở người và ức chế tác dụng của cytokine trên tế bào sụn in vitro. Thuốc thể hiện tác dụng bảo vệ sụn trên sụn nhân tạo nuôi cấy và giảm mức độ tổn thương màng hoạt dịch, xương và sụn trong bệnh viêm xương khớp.
Chúng cũng có vài tác dụng ức chế trên sự hoạt hoá và di chuyển của bạch cầu, điều này góp phần vào tác dụng kháng viêm yếu của thuốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng diacerhein không ức chế sự tổng hợp prostaglandin, thromboxane hoặc leukotriene nhưng thực tế có thể kích thích sự tổng hợp prostaglandin, đặc biệt là PGF - 2 alpha, một prostaglandin có tác dụng bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày. Diacerhein không làm thay đổi hoạt tính cyclooxygenase tiểu cầu hoặc thận, do đó có thể được dung nạp ở những bệnh nhân có chức năng thận phụ thuộc vào prostaglandin.
Hấp thu
Sinh khả dụng đường uống của diacerhein khoảng 35 – 56%. Uống thuốc cùng với thức ăn làm chậm thời gian đạt nồng độ đỉnh 2,4 – 5,2 giờ (p < 0,05), nhưng tăng sự hấp thu lên 25%. Do vậy, nên uống thuốc cùng lúc ăn. Nồng độ thuốc trong hoạt dịch đạt khoảng 0,3 – 3 mg/l.
Phân bố
Liên kết với protein toàn phần của rhein khoảng 99% với albumin huyết tương và liên kết ít hơn với lipoprotein và gamma - immunoglobulin.
Chuyển hóa
Sau khi dùng bằng đường uống, diacerhein được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành rhein là chất chuyển hóa có hoạt tính đã khử nhóm acetyl, trước khi vào tuần hoàn chung. Các chất chuyển hóa có hoạt tính chủ yếu là rhein glucuronide và rhein sulfate với thời gian bán thải từ 7 đến 8 giờ.
Thải trừ
Sự bài tiết vào nước tiểu của diacerhein dưới dạng chất chuyển hóa khoảng 35 – 60%, với khoảng 20% ở dạng rhein tự do và 80% ở dạng rhein liên hợp.
Thuốc Seocem được dùng đường uống. Thuốc được hấp thu tốt nhất khi uống cùng lúc ăn.
Khởi đầu, dùng liều 1 viên x 1 lần/ngày vào buổi tối trong 2 đến 4 tuần đầu, sau đó dùng liều 1 viên x 2 lần/ngày.
Liều thường dùng: 1 viên x 2 lần/ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Trong các trường hợp quá liều, thuốc có thể gây tiêu chảy ồ ạt. Điều trị triệu chứng với sự hiệu chỉnh mất cân bằng điện giải nếu xét thấy cần thiết.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Seocem, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Tác dụng không mong muốn được báo cáo thông thường nhất là tăng thời gian nhu động ruột (tiêu chảy ở 37% bệnh nhân). Vài trường hợp bị đau bụng đã được mô tả. Để giảm thiểu những tác dụng ngoại ý này, được phép điều chỉnh liều ở thời điểm đầu điều trị (2 đến 4 tuần).
Các tác dụng ngoại ý khác được ghi nhận là mất màu nước tiểu ở 14,4% trường hợp và các trường hợp riêng lẻ bị giảm kali máu, độc tính trên gan dẫn đến viêm gan cấp và hoại tử biểu bì nhiễm độc gây tử vong (hội chứng Lyell).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Bảo quản dưới 30ºC, tránh ánh sáng.
Để xa tầm tay trẻ em.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Seocem chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Quá mẫn với diacerhein hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh viêm ruột (viêm loét kết tràng, bệnh Crohn), tắc nghẽn ruột.
Nên điều trị khởi đầu với liều 1 viên uống vào buổi tối trong 2 đến 4 tuần đầu do việc dùng thuốc lúc đầu có thể làm tăng nhu động ruột.
Nên điều trị liên tục ít nhất 6 tháng. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng có thể dùng thuốc này trong 2 năm mà không có tác dụng ngoại ý nghiêm trọng nào.
Như với các trị liệu lâu dài khác, nên theo dõi các chỉ số xét nghiệm, kể cả men gan, mỗi 8 tháng.
Tránh dùng đồng thời với các thuốc nhuận tràng.
Suy thận
Ở những bệnh nhân suy thận trung bình đến nặng, có sự gia tăng đáng kể AUC và giảm sự thanh thải toàn phần so với người trưởng thành khoẻ mạnh. Trường hợp suy thận nặng (thanh thải creatinine 10 – 27 ml/phút) giảm đáng kể sự thanh thải rhein ở thận, do vậy, cần phải giảm 50% liều diacerhein ở những bệnh nhân suy thận nặng.
Suy gan
Không có sự khác biệt đáng kể các thông số dược động học của rhein trong huyết tương hoặc trong nước tiểu giữa những bệnh nhân suy gan và những người tình nguyện khỏe mạnh. Tuy nhiên, xơ gan có thể ảnh hưởng đến sự tích lũy thuốc sau khi dùng đa liều, nên theo dõi lâm sàng chặt chẽ trên những bệnh nhân suy gan.
Người cao tuổi
Liều dùng hàng ngày vượt quá 100 mg cần đảm bảo theo dõi lâm sàng chặt chẽ ở những bệnh nhân cao tuổi.
Trẻ em
Dược động học của diacerhein chưa được nghiên cứu trên nhóm dân số bệnh nhi, do vậy không nên dùng thuốc trên nhóm đối tượng này.
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Không nên dùng diacerhein cho phụ nữ có thai.
Không có các dữ liệu lâm sàng về việc dùng diacerhein cho phụ nữ mang thai. Chưa biết các nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc này trên phụ nữ mang thai.
Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú vì dược động học của diacerhein chưa được nghiên cứu trên phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ.
Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng không có sự tương tác với các thuốc khác như warfarin, tolbutamide, aspirin, chlorpromazine, indomethacin.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau