Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
**Thuốc Tydol 500 mg** là sản phẩm của _Công ty Cổ phần Dược Phẩm OPV_ chứa **acetaminophen** 500 mg có tác dụng giảm đau, hạ sốt.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Acetaminophen | 500mg |
Thuốc Tydol 500 được chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị:
Hạ sốt.
Điều trị các cơn đau nhẹ đến trung bình gồm: Nhức đầu, đau do cảm lạnh và cảm cúm, đau họng, đau do hành kinh, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng, đau nửa đầu, đau do viêm xương khớp.
Acetaminophen là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy acetaminophen không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau, acetaminophen có tác dụng giảm đau, hạ sốt tương tự như aspirin.
Acetaminophen làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.
Acetaminophen, với liều điều trị, ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid-base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng aspirin và salicylat.
Khi dùng quá liều acetaminophen, chất chuyển hóa N-acetyl-p-benzoquinoneimin gây độc nặng cho gan.
Liều bình thường, acetaminophen dung nạp tốt không có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như aspirin. Tuy vậy quá liều cấp tính (trên 10 g) sẽ làm tổn thương gan gây chết người.
Hấp thu: Acetaminophen được hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 10-60 phút sau khi uống.
Phân bố: Acetaminophen được phân bố hầu hết trong các mô của cơ thể. Acetaminophen qua nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ. Gắn kết với protein huyết tương không đáng kể tại nồng độ điều trị thông thường nhưng gắn kết sẽ tăng khi nồng độ tăng. Thời gian bán thải khoảng 1-3 giờ.
Chuyển hóa và thải trừ: Acetaminophen chủ yếu chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronid (60-80%) và liên hợp sulphat (20-30%). Ít hơn 5% được bài tiết dưới dạng không đổi. Một phần nhỏ (dưới 4%) được chuyển hóa dưới tác động của cytochrom P450 thành chất chuyển hóa. Trường hợp ngộ độc do dùng liều cao, lượng chất chuyển hóa tăng lên và được khử độc nhờ liên hợp với glutathion.
Thuốc Tydol 500 mg dùng đường uống.
Không dùng acetaminophen để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn. Không dùng acetaminophen cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao (trên 39,5ºC), sốt kéo dài trên 3 ngày, hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.
Uống thuốc cách mỗi 4-6 giờ nếu cần.
Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi: Uống 1 – 2 viên/ lần. không dùng quá 8 viên/ ngày.
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần uống: 4 giờ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Triệu chứng
Buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng.
Dùng quá liều acetaminophen có thể gây suy gan. Dùng liều quá cao trên 10 g ở người lớn (liều thấp hơn ở người nghiện rượu) và trên 150 mg/kg thể trọng của trẻ em, dùng liều đơn có thể gây phân hủy tế bào gan đưa đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
Xử lý cấp cứu
Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều acetaminophen. Khi nhiễm độc nặng, điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan.
N-acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống acetaminophen.
Điều trị với N-acetylcystein có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống acetaminophen.
Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N-acetycystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha.
Cho uống N –acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/ kg cách nhau 4 giờ/ lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm acetaminophen trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.
Chưa ghi nhận.
Khi sử dụng thuốc Tydol 500, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Hiếm gặp, ADR< 1/1000:
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Ở nhiệt độ dưới 30ºC, nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Tydol 500 mg chống chỉ định trong trường hợp mẫn cảm với acetaminophen, người bệnh thiếu máu, có bệnh tim, phổi, thận, thiếu hụt G6PD, suy chức năng gan.
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trong trường hợp bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng.
Người bị phenylceton – niệu, bệnh thiếu máu từ trước và uống nhiều rượu.
Không dùng với các thuốc khác có chứa acetaminophen.
Chưa có báo cáo
Acetaminophen thuộc về phân nhóm B.
Chưa xác định được tính an toàn của acetaminophen khi dùng đối với phụ nữ mang thai. Chỉ dùng acetaminophen ở người mang thai khi thật cần thiết.
Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú không thấy tác động không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.
Uống dài ngày với liều cao acetaminophen làm tăng nhẹ tác động của coumarin và dẫn chất indandion.
Dùng đồng thời acetaminophen và phenothiazin có khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
Uống qua nhiều rượu và dài ngày làm tăng nguy cơ qcetaminophen gây độc gan.
Các thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid có thể làm tăng độc tính của acetaminophen trên gan.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như Theo thể chất: Các dạng thuốc thể rắn (thuốc bột, thuốc viên). Các dạng thuốc thể mềm (thuốc cao, thuốc mỡ, gel). Các dạng thuốc thể lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, xiro). Theo đường dùng: Các dạng thuốc uống (viên, bột, dung dịch, nhũ dịch, hỗn dịch). Các dạng thuốc tiêm (dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, bột pha tiêm, dịch truyền). Các dạng thuốc dùng ngoài (thuốc bôi trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc, thuốc súc miệng). Các dạng thuốc đặt vào các hốc tự nhiên trên cơ thể (thuốc đặt hậu môn, thuốc trứng đặt âm đạo...).
Nguồn: nhathuoclongchau