Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Bộ cảm biến FreeStyle Libre Flash Glucose Monitoring Sensor là hệ thống đo và theo dõi đường huyết một cách toàn diện, giúp kiểm tra đường huyết trong một giây, không đau bằng cách quét cảm biến, hạn chế trích máu ở đầu ngón tay.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Máy đo đường huyết |
Bộ cảm biến FreeStyle Libre Flash Glucose Monitoring Sensor sử dụng với đầu đọc cùng bộ, giúp dễ dàng kiểm tra nồng độ đường huyết bằng cách sử dụng đầu đọc quét lên cảm biến được gắn cố định ở mặt sau của cánh tay trên, hạn chế trích máu đầu ngón tay nhiều lần để đo.
Cách dùng
Các bước sử dụng chính:
Đối tượng sử dụng
Dùng cho người có nhu cầu kiểm tra, theo dõi đường huyết thường xuyên và chủ động.
Chưa có báo cáo về tác dụng phụ của sản phẩm.
Bảo quản bộ cảm biến ở 4-25 độ C. Có thể bảo quản bộ cảm biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ quy định, tuy nhiên không bắt buộc bảo quản trong tủ lạnh. Không đông lạnh thiết bị, không dùng thiết bị đã quá hạn sử dụng.
Trong trường hợp dùng máy để đo đường huyết cho trẻ dưới 18 tuổi, cần có sự hỗ trợ của người lớn.
Máy đo đường huyết nhanh FreeStyle Libre có các bộ phận nhỏ có thể gây nguy hiểm nếu nuốt phải.
Hộp đựng và đầu gắn cảm biến đi theo từng bộ và mỗi bộ có chung một mã số. Để tránh sai lệch kết quả đo, đảm bảo mã số của bao cảm biến và dụng cụ cảm biến khớp nhau trước khi sử dụng.
Nếu có hiện tượng ngứa da khi sử dụng thiết bị, ngưng sử dụng và liên hệ bác sĩ trước khi dùng tiếp.
Cần thử đường huyết bằng phương pháp trích máu ngón tay trong thời gian glucose thay đổi nhanh chóng, khi đó nồng độ đường trong dịch kẽ có thể không phản ánh chính xác mức đường huyết, hoặc nếu hệ thống báo cáo hạ đường huyết hoặc sắp xảy ra hạ đường huyết, hoặc khi các triệu chứng không khớp với dữ liệu trên đầu đọc cầm tay.
Trong trường hợp nghi ngờ đường huyết ghi nhận được không chính xác, kiểm tra lại bằng máy đo đường huyết (lấy mẫu máu ngón tay) và đối chiếu. Trường hợp cảm biến hỏng/kết quả đo được nhiều lần không chính xác, cần thay cảm biến mới.
Các bài thể dục nặng có thể làm ướt hoặc tác động mạnh lên cảm biến, dẫn đến không đo được đường huyết hoặc gây sai sót khi đo.
Nếu cơ thể đang mất nước, kết quả đo được có thể không chính xác. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ bạn đang gặp phải tình trạng này.
Không sát trùng để tái sử dụng cảm biến. Cảm biến không được thiết kế để sử dụng lại nhiều lần.
Dùng acid ascorbic (vitamin C) khi đang đeo cảm biến có thể gây tăng chỉ số đường huyết, dùng acid salicylic có thể làm giảm nhẹ chỉ số. Sai số nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng chất sử dụng.
Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên tự kiểm tra chỉ số đường huyết vào bốn thời điểm trong ngày, gồm buổi sáng mới ngủ dậy, sau ăn sáng, ăn trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.
Sử dụng ngay khi que đã được lấy ra khỏi lọ. Khi mở lọ que thử mới thì nên ghi ngày mở hộp lên trên hộp. Sử dụng 3 tháng sau khi đã mở nắp lọ. Không sử dụng que thử đường huyết đã mở quá 3 tháng.
Khi sử dụng máy đo đường huyết, trường hợp máy cho ra kết quả không đúng là rất ít. Nếu có, hẳn đây là một chiếc máy đo kém chất lượng cũng như trong quá trình đo đã gặp phải vấn đề. Bình thường, máy đo đường huyết cá nhân sẽ hiển thị kết quả thấp hơn kết quả xét nghiệm ở bệnh viện khoảng 10-15%. Và tất nhiên, máy đo đường huyết chỉ dùng để theo dõi mức đường huyết chứ không dùng để chuẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Nguồn: nhathuoclongchau