Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Microlife Oxy 200 - Máy Đo Nồng Độ Oxy Trong Máu là một thiết bị y tế cải tiến với các tính năng không xâm lấn và liên tục để phát hiện nồng độ oxy trong máu (SPO2), nhịp tim (PR) của cả người lớn và bệnh nhi. Mang tính di động nên sản phẩm có thể đo các giá trị SPO2 và PR một cách nhanh chóng, chính xác.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Nhựa |
Máy đo nồng độ oxy trong máu Microlife Oxy 200 được dùng để đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim của cả người lớn và bệnh nhi. Thiết bị rất cần thiết cho những phòng khám, bệnh viện hay bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng máy đo nồng độ oxy trong máu tại nhà.
Cách dùng
1. Lắp 2 pin AAA vào hộp pin trước khi đậy nắp pin.
2. Cắm 1 ngón tay vào lỗ cao su của máy (tốt nhất là cắm kỹ ngón tay) trước khi thả kẹp với móng tay hướng lên trên.
3. Nhấn nút (nút màu đen/trắng) trên máy.
4. Không run ngón tay khi đang dùng thiết bị để đo, cơ thể nên giữ nguyên không di chuyển.
5. Đọc dữ liệu liên quan từ màn hình hiển thị.
6. Thiết bị có chức năng tự động tắt sau khi đo.
*Đọc kỹ Hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Đối tượng sử dụng
Người có hệ hô hấp tắc nghẽn vì các nguyên nhân: Đờm, dãi, dịch, dị vật, co thắt, sưng nề...
Lồng ngực hạn chế hoạt động: Hậu phẫu ở bụng, chấn thương lồng ngực, viêm nhiễm như viêm phúc mạc.
Người bị chức năng của hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp bị suy giảm: Viêm não, chấn thương sọ não, hôn mê, bệnh nhân được gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não và các bệnh gây liệt như: Bại liệt, đa xơ cứng.
Người bị các vấn đề về phổi: Khối u trong phổi, tắc mạch phổi.
Người sống trong môi trường thiếu oxy: Môi trường quá nóng, nhiều khói, không khí quá loãng...
Chưa có báo cáo về tác dụng phụ của sản phẩm.
Nơi khô ráo, thoáng mát. Không để máy tiếp xúc với thời tiết ngoài trời.
Đọc kỹ Hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Không sử dụng máy đo nồng độ Oxy với MRI hoặc CT.
Nguy cơ cháy nổ: Không dùng máy trong môi trường dễ cháy, nổ.
Máy được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ đánh giá bệnh nhân. Các bác sĩ nên đánh giá kết hợp với các biểu hiện và triệu chứng lâm sàng.
Nên kiểm tra cảm biến ở vị trí đặt đầu ngón tay thường xuyên để đảm bảo hệ tuần hoàn và da toàn thân của người đo ở trong tình trạng tốt.
Không dán băng dính trên ngón tay trong khi dùng cảm biến xung đầu ngón tay. Điều này có thể gây ra kết quả đọc không chính xác hoặc da bị phồng rộp.
Máy đo nồng độ Oxy không có lời nhắc, không dùng để theo dõi liên tục.
Sử dụng kéo dài hoặc tình trạng của bệnh nhân có thể yêu cầu thay đổi vị trí cảm biến định kỳ. Thay đổi vị trí cảm biến và kiểm tra tính toàn vẹn của da, tình trạng tuần hoàn và căn chỉnh chính xác ít nhất hai giờ một lần.
Các phép đo không chính xác có thể do quá trình hấp tiệt trùng, khử trùng bằng ethylene oxide hoặc ngâm các cảm biến trong chất lỏng.
Mức đáng kể của các hemoglobin bị rối loạn chức năng (chẳng hạn như carboxyl-hemoglobin hoặc methemoglobin) có thể gây ra kết quả đọc không chính xác.
Thuốc nhuộm nội mạch như xanh indocyanine hoặc xanh methylen có thể gây ra hiện tượng đọc không chính xác.
Phép đo SPO2 có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi có nhiều ánh sáng xung quanh. Vui lòng che chắn khu vực cảm biến nếu cần thiết.
Hành động không mong muốn có thể gây ra việc đọc không chính xác.
Tín hiệu y tế với tần số cao hoặc nhiễu do máy khử rung tâm có thể dẫn đến việc đọc không chính xác.
Xung động tĩnh mạch có thể gây ra kết quả đọc không chính xác.
Có thể gây ra kết quả không chính xác khi vị trí của cảm biến và vòng bít huyết áp nằm trên cùng một ống thông động mạch hoặc đường nội mạch.
Tụt huyết áp, có mạch nghiêm trọng, thiếu máu trầm trọng hoặc hạ thân nhiệt có thể gây ra kết quả đọc không chính xác.
Có thể gây ra kết quả đọc không chính xác khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc bổ tim sau khi ngừng tim hoặc bệnh nhân bị run.
Móng tay màu sáng hoặc sơn màu sáng có thể khiến việc đọc SPO2 không chính xác.
Tuân theo các quy định địa phương và hướng dẫn tái chế liên quan đến việc thải bỏ hoặc tái chế thiết bị và các thành phần của thiết bị, bao gồm cả pin.
Để vệ sinh máy đo Oxy 200 Microlife, chỉ cần sử dụng vải mềm làm ẩm với nước hoặc cồn y tế, lau sạch vỏ và bề mặt cao su bên trong sau mỗi lần sử dụng. Lưu ý không rửa trực tiếp dưới nước và sử dụng các chất tẩy rửa.
Theo nghiên cứu khoa học, sử dụng máy đo SpO2 và nhịp tim với ngón trỏ của bàn tay trái cho độ chính xác tốt nhất, hoặc ngón giữa của bàn tay trái cũng cho kết quả gần tương tự.
SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt; SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy; SpO2 từ 90 - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị; SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% + có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng; SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Chỉ số nồng độ oxy bão hòa SpO2 trong máu rất quan trọng trong hệ thống tuần hoàn hô hấp. Các bệnh về hô hấp có thể dẫn đến giảm nồng độ oxy bão hòa trong máu bệnh nhân. Một người khỏe mạnh bình thường khi thở ở không khí sẽ có độ bão hòa oxy động mạch là 95 - 100%. Do đó, chỉ số SPO2 là chỉ số sinh tồn của cơ thể.
Máy đo nồng độ oxy trong máu là thiết bị y tế dùng để đo sự bão hòa oxy (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim giúp người dùng kịp thời phát hiện các hiện tượng bất thường của cơ thể để có cách xử lý nhanh chóng, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Trần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Nguồn: nhathuoclongchau