Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
(*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn chính xác cho tình trạng sức khỏe cụ thể của bạn.
Multidex bột DeRoyal có thể được sử dụng làm lành cho mọi loại vết loét, bao gồm cả vết loét nhiễm trùng và không nhiễm trùng.
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Maltodextrin | |
Acid Ascorbic |
Multidex bột DeRoyal có thể được sử dụng làm lành cho mọi loại vết loét, bao gồm cả vết loét nhiễm trùng và không nhiễm trùng.
Cách dùng
Chuẩn bị vết loét:
Sử dụng Multidex bột DeRoyal:
Sau khi rửa sạch, bôi Multidex:
Dùng gạc chống dính và băng keo/gạc cuộn/gạc lưới để cố định lớp băng.
Thay băng thường xuyên 1 lần mỗi ngày đối với các vết loét tiết dịch ít và đang lên mô hạt, và 2 lần mỗi ngày đối với vết thương tiết dịch nhiều.
Thay băng Multidex bột DeRoyal:
Nhẹ nhàng gỡ bỏ lớp gạc chống dính. Nếu lớp gạc này dính vào vết loét, thấm ướt bằng nước muối sinh lý vài phút trước khi gỡ bỏ để không làm tổn thương lớp mô hạt non đang phát triển.
Nhẹ nhàng rửa sạch vết loét bằng dung dịch sinh lý vô trùng để loại bỏ các mảng mô chết, và giữ cho mô hạt mới tái tạo không bị tổn thương.
Không cần thiết phải làm sạch tất cả Multidex cũ. Một ít Multidex còn lại sẽ trộn lẫn với Multidex mới thoa vào.
Lưu ý:
Đối tượng sử dụng
Thích hợp dùng cho người có các vết loét mãn tính.
Chưa có thông tin về tác dụng phụ của sản phẩm.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Để xa tầm tay trẻ em.
Bột Multidex DeRoyal có thể gây ra cảm giác rát nhẹ thoáng qua ở vài bệnh nhân nhưng rất nhanh chóng biến mất.
Acid Ascorbic 1% hay vitamin C có trong sản phẩm đóng vai trò như một chất bổ trợ giúp tăng tác dụng chữa lành vết thương, thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và làm tăng độ bền của các sợi collagen.
Bột Multidex DeRoyal khi phủ lên vết thương sẽ nhanh chóng hòa lẫn với dịch tiết để tạo thành một lớp màng bảo vệ, tạo ra môi trường ẩm ướt thuận lợi cho quá trình chữa lành tự nhiên, thúc đẩy sự gia tăng của các nguyên bào sợi, cung cấp dinh dưỡng tại chỗ.
Khi chăm sóc vết loét, cần chú ý đến các yếu tố: Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, áp lực tại vết loét, các tổn thương/ tắc nghẽn mạch máu. Đây là những yếu tố làm giảm khả năng lành vết thương, vì vậy cần chú ý để can thiệp kịp thời.
Loét là tình trạng da và các tổ chức dưới da bị hoại tử. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng loét da, có thể kể đến như: Nhiễm khuẩn, áp lực tì đè, biến chứng của bệnh tiểu đường, bỏng,...
Đã kiểm duyệt nội dung bởi:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Nguồn: nhathuoclongchau